Ý nghĩa của việc cúng Rằm tháng Chạp

Rằm tháng Chạp (ngày 15/12 âm lịch) hay còn gọi là rằm tháng 12, vào ngày này theo phong tục của người Việt Nam thường làm lễ cúng, lễ này được coi là lễ tổng kết cho 1 năm dài.

Ý nghĩa ngày rằm tháng chạp và cúng Rằm tháng Chạp

Ý nghĩa của việc cúng Rằm tháng Chạp

Ý nghĩa của việc cúng Rằm tháng Chạp

Tháng chạp còn gọi là “tháng củ mật” là từ để chỉ tháng cuối cùng của năm âm lịch. Tháng thứ mười hai trong âm lịch đối với các năm âm lịch thường hoặc tháng thứ mười ba trong những năm âm lịch nhuận. Tháng âm lịch nào cũng chỉ có thể có từ 29 đến 30 ngày, tùy theo thời điểm diễn ra hai kỳ trăng mới kế tiếp nhau theo giờ địa phương. Tháng chạp là tháng luôn luôn diễn ra sau ngày đông chí. Cách tính số lượng ngày trong tháng âm lịch và số tháng trong năm cũng như việc xác định tháng nào là tháng nhuận (nếu có trong năm âm lịch) tương đối phức tạp.

Ngày Rằm có sự thông suốt của mặt trăng và mặt trời tức là bên trong ngày này thần thánh, tổ tiên thông thương với con người thì con người chỉ cần thật tâm cầu nguyện sẽ đơn giản gửi được các nguyện cầu hơn. Và hơn nữa, lễ cúng bên trong ngày này còn bộc lộ muốn con người sáng suốt bên trong sạch, và đẩy lùi các thứ cũ kĩ xa bên trong lòng.

Cúng rằm tháng chạp với ý nghĩa cầu sự may mắn, an lành, tưởng nhớ đến tổ tiên, và tạ ơn các vị thần linh. Cúng rằm tháng Chạp còn được coi là lễ cúng tổng kết cho 1 năm. Vì thế, lễ cúng Rằm tháng Chạp thường được chuẩn bị chỉn chu, tươm tất, nhiều

Thời gian làm lễ cúng Rằm tháng Chạp

Mặc dù cúng rằm tháng chạp không quy định thời gian làm lễ cúng, nhưng cũng nên tránh việc tiến hành lễ cúng quá sớm hay quá muộn. Gia chủ có thể bắt đầu làm lễ cúng từ ngày 14 cho tới ngày 15 tháng Chạp, chú ý không làm lễ quá khuya, tốt nhất là trước khi trời tối. Thông thường là chiều tối ngày 14 âm lịch và sáng ngày 15 âm lịch.

Đồ lễ cần thiết cho lễ cúng Rằm tháng Chạp

Để chuẩn bị lễ cúng rằm tháng Chạp đầy đủ và tươm tất, gia chủ cần chú ý chuẩn bị những đồ lễ sau:

- Hương

- Hoa tươi

- Trái cây

- Trầu cau

- Nước sạch

- Đèn nến

- Vàng mã

- Rượu, thuốc lá

Đây là lễ chay cần có, các gia đình có thể chuẩn bị thêm lễ mặn tùy vào điều kiện kinh tế, nhưng thường sẽ có những món đặc trưng cho ngày Tết như gà luộc, xôi hoặc bánh chưng, giò chả, nem rán, thịt đông, canh miến, măng xào…

Người thực hiện lễ cúng Rằm tháng Chạp

Người làm lễ cúng rằm tháng Chạp thường là người lớn tuổi nhất trong nhà hoặc là trưởng nam, trưởng nữ, người có uy tín trong gia đình. Trước khi làm lễ, phải tắm gội sạch sẽ, đầu tóc quần áo gọn gàng, thể hiện sự trang nghiêm, trịnh trọng với nghi lễ cúng.

Những lưu ý, kiêng ktrong Rằm tháng Chạp

Không vay mượn tiền bạc

Không làm việc hại người

Không gây gổ, cãi cọ, đánh nhau

Không làm vỡ gương, chén bát,…

Thạch Thảo (TH)

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/y-nghia-cua-viec-cung-ram-thang-chap-129739.html