Ý nghĩa các loại bánh truyền thống ngày Tết của người Việt

Những món bánh truyền thống dưới đây luôn là phần không thể thiếu trong mâm cơm ngày Tết của người Việt. Bạn có biết ý nghĩa đằng sau mỗi món ăn đó?

Bánh chưng được làm từ những nguyên liệu như gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, là món ăn quen thuộc trong mâm cơm ngày Tết của người Việt. Món bánh truyền thống này xuất hiện từ thời vua Hùng với tạo hình vuông vức, tượng trưng cho mặt đất. Ngoài ra, phần dây lạt buộc bên ngoài còn thể hiện sự đoàn kết và gắn bó của các thành viên trong gia đình cũng như sự gắn kết dân tộc. Ảnh: Chay_blog.

Nhân của bánh chưng được làm từ gạo nếp và đậu xanh, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự phát triển lâu đời của nền nông nghiệp nước nhà. Bên cạnh đó, phần lá dong bọc bên ngoài bánh được ví như công ơn sinh thành hay sự che chở của cha mẹ dành cho con cái. Ảnh: Tungboo0107.

Nhân của bánh chưng được làm từ gạo nếp và đậu xanh, mang ý nghĩa tượng trưng cho sự phát triển lâu đời của nền nông nghiệp nước nhà. Bên cạnh đó, phần lá dong bọc bên ngoài bánh được ví như công ơn sinh thành hay sự che chở của cha mẹ dành cho con cái. Ảnh: Tungboo0107.

Nếu như bánh chưng đại diện cho ngày Tết ở miền Bắc thì bánh tét lại là món ăn không thể thiếu trong mâm cơm đầu năm của người miền Nam. Tương tự bánh chưng, bánh tét cũng có phần nhân gồm thịt heo, đậu xanh và gạo nếp. Tuy nhiên, lớp vỏ bánh tét có khi được gói bằng lá chuối, thay vì sử dụng lá dong. Ảnh: Bambusaresortphuquoc, bepmemup.

Khác với bánh chưng, bánh tét được gói thành hình trụ với phần nhân được dàn đều bên trong, gợi liên tưởng đến hình ảnh người mẹ bao bọc lấy các con. Do đó, sự xuất hiện của món bánh này trong mâm cỗ ngày đầu năm mang ý nghĩa gợi nhớ về công ơn sinh thành của cha mẹ. Ảnh: Doiratngon, peter.xt.nguyen.

Bánh in là loại bánh truyền thống trong dịp Tết của người Huế. Món bánh này còn có tên gọi khác là bánh cộ, được chế biến từ những nguyên liệu quen thuộc như đậu xanh, bột nếp, bột năng, đường và hạt sen. Ảnh: Daisydaisynguyen, zoebnnnnnnn.

Theo nhiều ghi chép lịch sử, thức bánh này ra đời từ thời nhà Nguyễn, thường được dùng để dâng lên vua uống trà vào dịp Tết Nguyên đán. Bánh in mang ý nghĩa cầu chúc sự trường thọ cho nhà vua vì thế dần trở thành món ăn không thể thiếu trong ngày Tết của người Huế. Ảnh: Meocuckytanac.

Bánh phu thê là một trong những loại bánh đặc sản ngày Tết có xuất xứ từ tỉnh Bắc Ninh. Món bánh này được làm từ bột năng, đậu xanh và dừa sợi, thường có màu xanh của lá dứa và vị ngọt thanh. Ảnh: Theculinaryjoy, donnatan10.

Phần bột mỏng bọc lấy nhân đậu xanh của món bánh này tượng trưng cho lòng son sắt và chung thủy của tình cảm lứa đôi. Vì thế, bánh phu thê đã trở thành món bánh đặc trưng trong những dịp quan trọng như đám cưới hoặc lễ Tết. Ảnh: Điadiemanuong, thaothu2255.

Thử làm ba chỉ nướng phô mai cho dịp nghỉ Tết Dương lịch Tết Dương lịch sắp tới, bạn có thể học cách làm món ba chỉ nướng phô mai được ưa thích ở xứ ở kim chi để đãi gia đình và bạn bè.

Nam Giao

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/y-nghia-cac-loai-banh-truyen-thong-ngay-tet-cua-nguoi-viet-post1031109.html