Xung đột Israel-Palestine bùng phát: Vì đâu nên nỗi?

Giao tranh giữa Quân đội Israel và phong trào Hồi giáo Hamas của Palestine tại Dải Gaza diễn ra ác liệt những ngày qua và vẫn chưa có dấu hiệu 'hạ nhiệt'.

Xung đột Israel - Palestine bùng phát nghiêm trọng những ngày qua với các cuộc giao tranh dữ dội và vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Tình hình ngày càng căng thẳng khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về một cuộc chiến tranh toàn diện có thể xảy ra. Ảnh: Reuters.

Xung đột Israel - Palestine bùng phát nghiêm trọng những ngày qua với các cuộc giao tranh dữ dội và vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt". Tình hình ngày càng căng thẳng khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về một cuộc chiến tranh toàn diện có thể xảy ra. Ảnh: Reuters.

Quân đội Israel hôm 14/5 cho biết lực lượng Hamas đã khai hỏa khoảng 1.500 rocket nhằm vào Israel trong 3 ngày qua, trong khi Israel tiến hành hàng trăm vụ không kích nhằm vào Hamas. Các cuộc giao tranh giữa hai bên đã khiến nhiều người thương vong. Ảnh: Reuters.

Hãng Reuters dẫn lời giới chức y tế Palestine cho biết, kể từ ngày 10/5 đến nay, ít nhất 122 người tại Dải Gaza đã thiệt mạng, trong đó có 31 trẻ em và 20 phụ nữ, và 900 người khác bị thương. Phía Israel thông báo có 8 người thiệt mạng ở lãnh thổ nước này, trong đó có 2 trẻ em. Ảnh: Reuters.

Có thể nói, đây là vụ đụng độ đẫm máu nhất giữa Israel và nhóm vũ trang Palestine kể từ năm 2014. Vậy nguồn cơn nào đã khiến cuộc xung đột leo thang nghiêm trọng như vậy? Ảnh: Reuters.

"Đó là sức mạnh của Jerusalem. Tranh chấp đất đai từ một khu phố giờ đây đã lan rộng khắp khu vực, khiến thế giới một lần nữa chú ý đến căng thẳng giữa Israel và Palestine", các bình luận viên của CNN nhận định. Ảnh: Cuộc đụng độ giữa người Palestine và lực lượng an ninh Israel ở Đông Jerusalem hồi tháng 7/2017. Ảnh: Reuters.

Theo CNN, Jerusalem đã ở bên bờ xung đột từ nhiều tuần qua, khi người Palestine tức giận trước việc Israel đóng cửa một quảng trưởng nổi tiếng từ khi tháng lễ Ramadan bắt đầu, và việc 7 gia đình Palestine có khả năng sẽ bị (Israel) trục xuất khỏi khu dân cư ở Đông Jerusalem. Ảnh: Reuters.

Được biết, các gia đình Palestine này chuyển tới sống tại khu Sheikh Jarrah, ngay phía bắc Thành Cổ của Jerusalem, kể từ năm 1956. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, Nahalat Shimon, một tổ chức chủ nghĩa dân tộc Israel, hiện đang sử dụng một bộ luật năm 1970 để tuyên bố rằng chủ của vùng đất này trước năm 1948 là các gia đình Do Thái. Do vậy, những người Palestine chiếm đóng nên bị trục xuất khỏi đây và tài sản của họ phải trao lại cho những người Do Thái Israel. Trong khi đó, người Palestine phản đối, cho rằng điều này là bất công. Ảnh: Reuters.

Căng thẳng cũng gia tăng ở Jerusalem trong những tuần gần đây khi người Palestine bày tỏ sự phẫn nộ với việc cảnh sát Israel ngăn chặn họ tiếp cận những địa điểm linh thiêng trong tháng lễ Ramadan của người Hồi giáo. Ảnh: Reuters.

Được biết, đụng độ dữ dội giữa cảnh sát Israel và người Palestine đã xảy ra tại khu vực nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa ở Jerusalem hôm 7/5, khiến gần 200 người Palestine bị thương. Đối với người Hồi giáo, khu đền al-Aqsa được xem là địa điểm linh thiêng thứ 3 trên thế giới, chỉ sau các thánh địa Mecca và Medina ở Arab Saudi. Tuy nhiên, khu thánh địa này cũng có giá trị lịch sử với cả người Do Thái. Ảnh: Reuters.

Các cuộc ẩu đả nổ ra sau khi cảnh sát Israel triển khai lực lượng lớn tới khu nhà thờ Al-Aqsa, nơi hàng chục nghìn người Hồi giáo tập trung để cầu nguyện vào Thứ Sáu cuối cùng của tháng ăn chay Ramadan. Một số người Palestine tức giận ném đá, chai lọ và pháo hoa về phía cảnh sát Israel, khiến lực lượng này đáp trả bằng đạn cao su và lựu đạn gây choáng. Ảnh: Reuters.

Trong các tuyên bố ngày 10/5, lực lượng Hamas tại Dải Gaza cam kết đứng về phía người dân Palestine. Và phong trào Hamas quyết định can thiệp bằng cách phóng hàng loạt rocket về phía lãnh thổ Israel. Ngay lập tức, Quân đội Israel tung đòn đáp trả. Ảnh: Reuters.

Được thành lập từ hàng nghìn năm trước Công nguyên (TCN), thành phố Jerusalem là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của 3 tôn giáo lớn trên thế giới, bao gồm Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Ảnh: Flickr.

Sau cuộc Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Israel chiếm toàn bộ lãnh thổ Jerusalem, tuyên bố thành phố này là thủ đô của họ, mặc dù không được cộng đồng quốc tế thừa nhận rộng rãi.

Hiện nay, người Palestine vẫn luôn coi phía Đông Jerusalem là thủ đô của Palestine. Các cuộc xung đột giữa lực lượng an ninh Israel và người biểu tình Palestine thường xuyên xảy ra liên quan đến chủ quyền vùng đất linh thiêng này. Ảnh: Flickr.

Mời đọc giả xem thêm video về một vụ giẫm đạp làm hàng chục người thiệt mạng tại Israel (Nguồn video: THĐT)

Thiên An (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/the-gioi/xung-dot-israel-palestine-bung-phat-vi-dau-nen-noi-1536299.html