Xúc động câu chuyện xây dựng tổ ấm của gia đình cô giáo trẻ

Khó khăn nối tiếp nhau trong suốt thời gian chung sống, thế nhưng, anh chị vẫn vượt qua và có cuộc sống tốt đẹp. Đó là câu chuyện dài đầy cảm động của cô giáo Nguyễn Thị Việt Hà (Tam Dương, Vĩnh Phúc) khi xây dựng gia đình văn hóa hạnh phúc.

Vợ chồng cô Hà đã trải qua nhiều khó khăn nhưng luôn yêu thương nhau.

Vợ chồng cô Hà đã trải qua nhiều khó khăn nhưng luôn yêu thương nhau.

Vượtqua số phận trêu đùa

Kết hôn từ năm 2011, khi đó cả hai đều là những sinh viên mới ra trường và chưa ổn định, anhThìn - chồng cô Hà làm kĩ sư cho một công ty sản xuất, còn cô làm giáo viênnhưng vì chưa xin được việc nên cô lựa chọn công việc dạy gia sư tại nhà chomột số em học sinh.

Bố mẹ ở quê, hai vợ chồng đều làm việc ở thành phố nên phảithuê nhà để tiện cho công việc. Dần dần, số lượng phụ huynh học sinh đăng kýnhờ cô Hà kèm cặp cứ đông dần lên, cô quyết định nhận các cháu về nhà mình thuêđể dạy học.

Thời gian ngắn sau đó,số lượng trẻ đăng kí gửi đến lớp học của cô Hà đông hơn nên vợ chồng cô quyết địnhthuê nhà rộng hơn, đồng nghĩa với việc chi phí cao lên. Khởi nghiệp khôngcó đồng vốn mở lớp, hai vợ chồng tiết kiệm mỗi tháng dư được một ít để sắm sưảvà mua thêm đồ dùng cho gia đình và lớp học. Đó tưởng chừng là thời gian khókhăn, vất vả nhất với đôi vợ chồng trẻ, thế nhưng số phận cứ trêu đùa khiếncho anh chị như gục ngã.

Vừa cố gắng xây dựng lớphọc nhỏ cho mình, cô Hà vừa mang bầu bé trai đầu lòng. Đến ngày chuẩn bị hànhlí chờ ngày sinh con thì chồng bất ngờ lên cơn đau bụng dữ dội. Quá hoảng sợvì chỉ có 2 vợ chồng sống ở thành phố, chị đưa chồng vào viện cấp cứu. Ca mổ viêmruột thừa cấp đã thành công nhưng đồng nghĩa với số tiền chắt chiu để sinh concũng không còn. Chồng ra viện được hai ngày thì cô Hà có dấu hiệu chuyển dạ. Sau khi sinh contrai đầu lòng, kinh tế eo hẹp, con thường xuyên quấy khóc nhiều khiếncô Hà không khỏi vất vả.

Hàng ngày, chồng cô vẫnđi lại 50km từ chỗ làm trên thành phố về quê với 2 mẹ con. Cô Hà nhớ lại thời giantưởng như khiến anh chị không vượt qua được: "Con trai rất quấy khóc nên tôi chỉ bế và dỗcon, ít cầm điện thoại. 6 giờ tối vẫn chưa thấy chồng đi làm về, tôi cầmđiện thoại định gọi cho chồng thì giật mình thấy nhiều cuộc gọi nhỡ từ số củachồng và số lạ. Tôi bèn gọi lại thì đầu bên kia có giọng nói lạ và rất to: "Chồng chị bị tai nạn, ngã xe gãy chân ở địachỉ….". Tôi nghe như ù tai, lúc này con tôi mới được 1 tháng tuổi".

Ở bệnh viện tỉnh, cácbác sĩ khuyên gia đình nên đưa về Bệnh viện Việt Đức để mổ chân và nối gân choanh vì kỹ thuật nối gân ở viện tỉnh chưa làm được. Gia đình cũng chuẩn bị sẵnnhiều tiền vì nối gân tốn kém cho dù là có Bảo hiểm ytế. Trước khi chuyển về Hà Nội, cô Hà có nhờ người trông con và ra viện tỉnhgặp chồng để động viên anh yên tâm đi điều trị. Ở bệnh viện, hai vợ chồng ômnhau khóc.

"Vợ động viên chồng cố gắng điều trị vì vừa tháng trước anh đã mổruột thừa và lần này sẽ đau đớn vất vả hơn nhiều lần. Chồng ôm vợ động viên cốgắng chăm con vì biết con rất quấy khóc, nhất là mẹ sau sinh rất cần động viênchia sẻ", cô Hà vẫn còn xúc động khi nhớ lại khoảng thời gian đó.

Thôngđiệp cho những vợ chồng trẻ

Gia đình hạnh phúc của cô Hà sau những khó khăn.

3 tháng ròng chồng nằmbất động, con quấy khóc cả ngày, cô Hà vừa chăm chồng, chăm con, lại khởi độngviệc dạy học để ổn định cuộc sống. Khó khăn là thế nhưng vợ chồng chưa bao giờnặng lời với nhau. Càng lúc đó, cô Hà càng thấm thía tình cảm vợ chồng và thêmvun vén cho tổ ấm của mình. Mặc dù căn nhà thuê để làm trung tâm, nhưng vợ chồng và con nhỏ chỉ sinh hoạt ở phòng 10m2, thế nhưng họ vẫn dành tình yêu thương cho nhau và mỉm cười mỗi ngày...

Hiện tại, vợ chồng cô Hàđã cùng nhau gây dựng được một trung tâm giáo dục theo đúng chuyên ngành mà côtheo đuổi. Đó là một trung tâm can thiệp cho trẻ tự kỷ, khuyết tật trí tuệ, trẻkhiếm thính…

Bố mẹ hai bên rất ủng hộvà tự hào với những thành quả mà hai vợ chồng cố gắng được. Hiện nay, gia đình côHà đã có cuộc sống ổn định. Chồng cô đang làm giáo viên một trường dạy nghề, côlàm Giám đốc Trung tâm giáo dục Khai Trí do mình dày công xây dựng.

Cô Hà gửi gắm thông điệpcho những vợ chồng trẻ: "Cuộc sống vợ chồng có đôi lúc xảy ra xích mích nhưng sau tất cả, gia đình vẫn vượt qua và sẽ cùng nắm tay nhau đểđi tiếp. Mỗi người nếu biết bỏ qua cái tôi vànhường nhịn nhau thì gia đình sẽ luôn tràn ngập yêu thương, khó khăn nào rồi cũng sẽ vượtqua.

Nhà là nơi để các thành viên trong gia đình được mong ngóng trở về saungày làm việc vất vả hay những chuyến đi xa, là nơi để cha mẹ và con cái đượcgần gũi nhau, chia sẻ những khó khăn, vất vả và tôn trọng lẫn nhau".

Năm 2019, cô Hà đượctuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô". Tới đây, nhân ngày giađình Việt Nam, gia đình cô Hà được Trung ương Hội LHTN Việt Nam chọn là 1 trong20 gia đình trên toàn quốc được tuyên dương "Gia đình trẻ tiêu biểu".

9 năm chung sống trảiqua nhiều cảm xúc, cô Hà chia sẻ: "Gia đình hạnh phúc không phải là gia đìnhsống trong một ngôi nhà to, mà là một ngôi nhà đầy ắp tiếng cười, niềm hạnhphúc và tin tưởng nhau tuyệt đối. Ở đó, cha mẹ không chỉ dạy con học mà cầnphải dạy con cách sống, cách ứng xử với những người xung quanh".

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/xuc-dong-cau-chuyen-xay-dung-to-am-cua-gia-dinh-co-giao-tre-20200616154616281.html