Xuất xứ của tên hiệu Thái hậu trong lịch sử

Tên hiệu Thái hậu được gọi bắt nguồn từ thời Tần và người đầu tiên được gọi là Thái hậu chính là Tuyên Thái hậu.

Tuyên Thái hậu là Thái hậu nước Tần thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Bà là cơ thiếp của Tần Huệ Văn vương Doanh Tứ, và là mẫu thân của Tần Chiêu Tương vương Doanh Tắc.

Tương truyền rằng, Tuyên Thái hậu mưu lược hơn người, tại nước Tần nắm hết quyền lực triều chính, hô phong hoán vũ gần 40 năm. Trong lịch sử Trung Quốc, tước hiệu Thái hậu bắt đầu từ xuất hiện từ bà, Thái hậu chuyên quyền cũng bắt đầu từ thời bà mới có.

Tuyên Thái hậu, tương truyền có tên là Mị Bát Tử, nguyên quán ở nước Sở, có họ hàng xa với Vương thất nước Sở. Bà dù là thiếp nhưng lại được Tần vương Doanh Tắc vô cùng yêu mến, sủng ái. Bà là người thông minh, tài trí hơn người, mưu lược không khác gì một đấng nam nhi. Việc nước cũng giỏi, việc nhà cũng giỏi.

Hoàng hậu của Tần Vương có con đích tử nên được nối ngôi. Con của bà chỉ là con thứ nên bị hoàng hậu đẩy sang nước khác làm con tin. Huệ Hậu, chính là hoàng hâu của Tần Vương đưa con lên nối ngôi lấy hiệu là Tần Vũ Vương, nhưng sau đó, Vũ Vương tự nhiên mất, nhà Tần không có người lên nối ngôi. Lúc này, triều đại nhà Tần xảy ra nhiều biến cố, các công tử con vua làm phản, mưu đồ chiếm ngôi. Được sự trọng dụng của các quần thần trong triều, công tử Tắc là con của Tuyên Thái hậu được đưa từ nước Yên về làm vua, lên ngôi, lấy hiệu là Tần chiêu tương vương.

Lúc này, mẹ của vua chưa biết gọi là gì, vẫn gọi là Mỵ Phu nhân. Các quần thần bàn bạc, lấy chữ Thái làm trọng và đã gọi bà là Thái hậu. Cũng từ đó, cái tên Thái hậu bắt đầu được các quần thần trong triều dành cho mẫu hậu của hoàng đế. Mỵ Bát Tử được gọi là Tuyên Thái hậu và bà là Thái hậu đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa.

Tuyên Thái hậu, tương truyền có tên là Mị Bát Tử, nguyên quán ở nước Sở, có họ hàng xa với Vương thất nước Sở. (ảnh minh họa)

Vì hoàng đế con nhỏ nên Tuyên Thái hậu lên nắm triều chính, lo việc chính sự. Tướng Ngụy Nhiễm (em ruột của Thái hậu) làm phụ chính. Trong những năm tiếp theo, Tuyên Thái hậu và Ngụy Nhiễm lần lượt giết Tần Huệ Văn hậu và những người con khác của Tần Huệ Văn vương, đuổi Tần Điệu Vũ hậu ra nước Ngụy, ổn định chính sự.

Sau khi lên nắm quyền chính, Tuyên Thái hậu trọng dụng Ngụy Nhiễm phong làm Thừa tướng, Nhương hầu Mị Nhung được phong làm Hoa Dương quân, còn hai người con khác của bà là Công tử Khôi, Công tử Phất cũng được phong Kinh Dương quân và Cao Lăng quân gọi là Tứ quý, nắm nhiều quyền lực, lấn át Tần Chiêu Tương vương.

Năm 271 TCN, người nước Ngụy là Phạm Thư đến Tần, được trọng dụng. Phạm Thư tâu với Tần Chiêu Tương vương rằng Tứ quý và Thái hậu quyền lực lớn, cần đề phòng. Tần Chiêu Tương vương nghe theo, phế quyền lực của Tuyên Thái hậu, bắt lui về cung riêng, đuổi Nhương hầu về phong ấp, đuổi Hoa Dương quân, Cao Lăng quân, Kính Dương quân ra biên cương.

Sau đó, Tuyên Thái hậu lại có người tình là Ngụy Sửu Phu. Năm 265 TCN, khi lâm bệnh nặng, bà muốn cho Sửu Phu tuẫn táng theo mình. Sửu Phu sợ hãi, nhờ Dung Nhuế đến thuyết phục bà bãi lệnh tuẫn táng.

Tháng 10 năm đó, Tuyên Thái hậu Mị Bát Tử qua đời. Sử sách ghi nhận bà hoạt động từ khi sinh Tần Chiêu Tương vương năm 324 TCN đến lúc mất năm 265 TCN, tổng cộng là 59 năm, không rõ bao nhiêu tuổi.

Theo Nam Châm (Khám Phá)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/xuat-xu-cua-ten-hieu-thai-hau-trong-lich-su-870591.html