Xưa kia từng là tiền tệ, nay là loại thực phẩm ngọt ngào ai cũng thích

Ngoài ra, chúng còn được coi như đồ cống nạp hoặc một loại thuế.

Xưa kia, người Maya cổ đại cũng yêu thích món sô cô la ngọt ngào giống hệt chúng ta ngày nay. Thậm chí, chúng còn trở thành đơn vị tiền tệ để sử dụng thời bấy giờ.

Cây ca cao – nguyên liệu tạo nên sô cô la sinh trưởng tại lũng sông Amazon, Nam Mỹ. Trước khi thực dân Tây Ban Nha đưa chúng tới châu Âu thì người Maya đã sớm biết cách sử dụng cacao để chế biến thành đồ uống thơm ngon. Từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 9 trước Công Nguyên, nền văn minh Maya đạt đến cực thịnh và sô cô la đã trở thành một loại tiền tệ ở đây.

Trong xã hội Maya không có đồng tiền bằng kim loại. Để làm rõ chức năng của sô cô la thời bấy giờ, các nhà nghiên cứu đã phân tích tác phẩm nghệ thuật còn lưu lại của người Maya. Nhà khảo cổ học Joanne Baron thông qua quan sát, phân tích các tranh vẽ cảnh khu chợ, đồ cống nạp đã phát hiện ra nhiều điều thú vị. Trong thế kỷ thứ 7 trước Công Nguyên, ca cao nóng được dùng làm hàng hóa trao đổi ở các khu chợ. Sang khoảng thế kỷ thứ 8, sô cô la được sử dụng rộng rãi hơn như một loại tiền tệ. Người Maya dùng sô cô la để mua bán các thương phẩm và trả thù lao cho người lao động. Sô cô la ở dạng tiền là hạt ca cao lên men và sấy khô.

Hạt ca cao lên men và sấy khô được coi như một loại tiền tệ trong nền văn minh xưa

Joanne Baron đã tìm thấy khoảng 180 bức tranh vẽ cống phẩm mà người Maya nhận được vào những năm 691-900 trước Công Nguyên. Thời điểm đó, cống phẩm được coi là một trong các loại thuế. Người nộp thuế có thể sử dụng thuốc lá, ngô để cống nạp nhưng nhiều nhất vẫn là hạt ca cao sấy khô.

Tuy nhiên, ông Baron cũng cho rằng loại hạt này có liên quan tới sự suy thoái kinh tế của Maya. Số lượng hạt ca cao mà cung điện “thu thuế” quá thừa mứa so với nhu cầu sử dụng của hoàng gia. Baron chỉ ra rằng, khi chính quyền Maya quá phụ thuộc vào ca cao thì có thể sẽ xuất hiện khủng hoảng trong cung ứng, khiến nền kinh tế dễ dàng sụp đổ. Ngược lại, ông David Freidel – chuyên gia nghiên cứu Maya cho rằng quan điểm này không hoàn toàn chính xác, bởi ngoài hạt ca cao, người Maya còn sử dụng nhiều loại tiền tệ khác như đồ dệt may, ngô và một số loại ngọc thạch.

Vào thế kỷ 16, người bản địa châu Mỹ dùng hạt ca cao để làm đồ cống nạp cho thực dân Tây Ban Nha

Sau người Maya, vào thế kỷ 16, hạt ca cao cũng được người bản địa châu Mỹ dùng làm đồ cống nạp cho người Tây Ban Nha. Trong thời kỳ này, người châu Âu cũng trả công cho lao động bản địa bằng hạt ca cao.

Hương Nguyễn (Theo ifeng)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/the-gioi/xua-kia-tung-la-tien-te-nay-la-loai-thuc-pham-ngot-ngao-ai-cung-thich-897175.html