Xu thế ảnh hưởng đến phát triển bền vững của Việt Nam

Giám đ ốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Ousmane Dione đã nhấn mạnh đến những xu thế lớn ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững và cạnh tranh của Việt Nam

Trong bối cảnh phát triển bền vững ở Việt Nam, Ousmane Dione đã gợi ra những xu hướng lớn, tập trung vào hình thái thương mại mới, nền kinh tế tri thức, biến đổi khí hậu và già hóa dân số. Ông nhấn mạnh đến sự giao thoa giữa các xu hướng, phân tích cả rủi ro lẫn cơ hội và điều quan trọng là tìm cách tận dụng để tạo ra lợi thế cho Việt Nam.

1.1. Xu thế thay đổi hình thái thương mại

Nhìn nhận về hình thái thương mại, Oussmane Dione nhận xét, sự phát triển của tầng lớp tiêu dùng châu Á và ở Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng. Châu Á có một số nước giầu nhất thế giới và cũng là nơi có số nước thu nhập trung bình ngày một tăng cao. Nếu năm 2002, khoảng 20% số hộ gia đình ở các nước đang phát triển châu Á được xếp vào nhóm có thu nhập ổn định (tầng lớp trung lưu), thì đến năm 2015 con số này đạt gần 50% (tương đương với 1 tỷ hộ gia đình) và đến 2030 có thể lên tới 90%. Tại Việt Nam, các hộ gia đình được xếp vào nhóm có kinh tế ổn định đang tăng nhanh. Với mức gia tăng 20% so với năm 2010, từ năm 2014 đến 2016 khoảng 3 triệu người Việt Nam đạt được mức sống trung lưu, đưa tỷ lệ nhóm này lên 13% trong cơ cấu dân số. Cùng với đô thị hóa phát triển, tầng lớp này đang làm thay đổi mạnh ưu tiên tiêu dùng trên thị trường thương mại ( Claire hollwwerg, Gabriel và cộng sự 2018; tr.8,9).

Lưu lượng thương mại toàn cầu tăng bình quân 5%/năm, trong khi các luồng mậu dịch của Việt Nam tăng 14%/năm trong thời gian từ 1990 đến nay. Mặc dù thương mại toàn cầu giảm và đầu tư FDI có xu hướng bị chững lại sau năm 2014, nhưng các xu hướng từ sau thập niên 2000 diễn ra tương tự. Từ năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam đã tạo ra 9,9 triệu việc làm trực tiếp và khoảng 10 triệu việc làm khác được tạo ra trong những ngành cung cấp đầu vào cho xuất khẩu như nông nghiệp. Theo Ousmane Dione, Việt Nam đã được hưởng lợi từ một khu vực FDI mạnh. Là một động lực mạnh mẽ cho dòng chảy thương mại, khu vực FDI tiếp sử dụng 2.4 triệu người lao động. Tuy nhiên, một số yếu tố làm thay đổi mô hinh toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến sự phát triển của Việt Nam. Các nước láng giềng, như Campuchia và Myanmar, đang nổi lên trở thành đối thủ cạnh tranh trong việcthu hút việc làm sản xuất tay nghề thấp. Trong một số trường hợp, sự thay đổi công nghệ nhanh chóng dẫn đến công ăn, việc làm lại quay ngược trở vềnước sở tại của FDI (Ousmane Dione 2018).

Trong xu thế toàn cầu hóa, các hình thái thương mại tạo thêm cơ hội để có lợi thế mới. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP-TTP) của khối mậu dịch chiếm 13,5%GDP thế giới, làm gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường và thúc đẩy đầu tư FDI toàn cầu. Cùng với nhu cầu ngày càng tăng đối với hàng hóa gia công của t lớp người tiêu dùng đang lớn mạnh ở châu Á, Viêt Nam có thể tận dụng thỏa thuận này trong các hoạt động thương mại và đầu tư. Cam kết của Việt Nam theo CPTTP sẽ góp phần cải thiện nhiều lĩnh vực, đặc biệt là nâng cao tính minh bạch và tạo những thiết chế hiện đại trong sản xuất kinh doanh.

Một nền nông nghiệp phát triển bền vững

1.2. Sự trỗi dậy của nền kinh tế tri thức và tự động hóa trong xu thế thời đại

Không có gì đáng ngạc nhiên khi người lao động của thế kỷ 21 đòi hỏi phải có kỹ năng phức tạp hơn nhiều so với trước đây. Thế giới đang trong xu thế dịch chuyển từ những việc làm lao động chân tay, lặp đi lặp lại sang những công việc đòi hỏi tư duy, ít lặp đi lặp lại. Những chủ sử dụng lao động hiện đang tìm kiếm những kỹ năng và tri thức mới trong quá trình tự động hóa. Theo đó, máy móc sẽ thay thế những công việc hoặc công đoạn không cần tư duy trong quy trình sản xuất. Ngày nay, sản xuất công nghiệp của Viêt Nam vẫn dựa nhiều vào hoạt động lắp ráp có hàm lượng tri thức thấp, nhưng những công việc làm tri thức như R&D, thiết kế, tiếp thị, dịch vụ hậu mãi, logistic... mới chiếm tỷ trọng lớn trong chuỗi giá trị gia tăng của hoạt động lắp ráp.

Việc làm tri thức đã xuất hiện, song hạn chế trình độ kỹ năng của lực lượng lao động đang là cản trở phát triển. Thách thức lớn đối với Việt Nam là chỉ có 8% lực lượng lao động có trình độ đại học, trong khi 85% có trình độ từ trung học trở xuống; chưa hội đủ điều kiện nhảy vọt để bước vào nền kinh tế tri thức. Thông qua mô hình học vấn, các nhà phân tích nhận xét, Việt Nam chưa sẵn sàng cho nền kinh tế tri thức. Các dân tộc thiểu số, người lao động lớn tuổi và nhóm thanh niên học vấn thấp vẫn là những đối tượng chịu nhiều rủi ro. Nền kinh tế tập trung vào công nghệ mở ra cơ hội gia tăng việc làm chất lượng tốt hơn đòi hỏi đội ngũ lao động phải có kỹ năng cao. Thách thức này buộc các nhà quản lý phải đẩy mạnh hoạt động đào tạo và trang bị kỹ năng hợp lý để vượt qua những trở ngại trên chặng đường phát triển(Oussmane Dione 2018). .

Máy móc, rô bốt trí tuệ nhân tạo và công nghệ thông tin đang nhanh chóng thâm nhập vào mọi lĩnh vực. Các ứng dụng điện thoại di động làm thay đổi thị trường truyền thống, nhiều loại thiết bị đang thay thế lao động chân tay trong các công xưởng và trên những cánh đồng. Do máy móc đảm nhận các công việc thủ công và lặp lại, cùng với đó là nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng đối với những sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao; lao động chân tay sẽ ít hơn trong các công việc như bốc vác tại các bến cảng. Thay vào đó, lao động kỹ năng chuyên sâu về máy tính hay gành logistics trở nên cần thiết để đảm bảo các lô hàng vận chuyển chính xác và đúng giờ.

Trong xu thế toàn cầu, tự động hóa chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính chất và số lượng việc làm trong nền kinh tế. Theo ước tính, tỷ lệ mất việc làm có thể từ 10% đến 70%. Những công việc chỉ cần kỹ năng toán học và đọc hiểu cơ bản sẽ dễ dàng bị tự động hóa thay thế.

Theo nhiều phân tích, quá trình cơ giới hóa trong những khu vực tạo việc làm lớn như nông nghiệp mang lại những hiệu ứng phức tạp. Cơ giới hóa các quy trình thủ công giúp nông dân có thể canh tác 2-3 vụ/năm trên một cánh đồng, tăng mức dụng lao động và thúc đẩy các ngành dịch vụ nông nghiệp phát triển. Tuy niên nhiều việc làm trong nông nghiệp Việt Nam khó cơ giới hóa do chưa có máy móc phù hợp với điều kiện sản xuất đặc thù hoặc do hạ tầng nông nghiepj không thuận lợi (Claire hollwwerg, Gabriel và cộng sự 2018’ tr.12).

Hạn chế tác động của biến đổi khí hậu

1.3. Biến đổi khí hậu một xu hướng tạo rủi ro lớn cho phát triển bền vững

Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình kinh tế xã hội toàn cầu. Việt Nam được coi là một trong hóm 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH. Kể từ thập niên 1960 đến nay, cứ sau một thập niên, nhịp độ gia tăng nhiệt độ bình ở Việt Nam lại cao gấp 2 lần mức trung bình thế giới. Những thay đổi thời tiết cùng mực nước biển dâng cao đã làm cho 1/3 dân số Việt Nam có nguy cơ ngập lụt. Nguy cơ này lên tới 80% ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Thay đổi độ mặn do nước biển dâng đe dọa tới 2/3 nguồn nuôi trồng thủy sản, sụt lún đất kết hợp với tăng độ mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, gây nguy cơ cho sinh kế của 13,6 triệu nông dân trồng lúa. Đây là những con số thống kê nghiêm trọng.

Do ảnh hưởng của BBĐKH, di dân hàng loạt ở nhưng vùng chịu ảnh hưởng nặng nề là điều khó tránh. Chuyển đổi trong sản xuất và kinh doanh là việc làm cần thiết và cần thiết phải chuyển đổi ngay. Theo dự báo của nhiều chuyên gia quốc tế, các nhà sản xuất hàng hóa sơ cấp quan tâm đến hạn hán hoặc lũ lụt có thể chuyển sang hoạt động trồng trọt, chăn nuôi có tính kháng hạn hoặc chịu lụt với những cây trồng và vật nuôi kháng bệnh cao hơn. Các công ty du lịch có thể đa dạng hóa sản phẩm khai thác tới những vùng ít bị đe dọa bởi nước biển dâng hoặc nhiệt độ tăng cao. Theo đó, nền kinh tế tuần hoàn kết tối đa hóa giá trị từ mỗi tài nguyên trong chu kỳ sản xuất sẽ là một lựa chọn qua trọng (Ousmane Dione 2018)

1.4. Già hóa thách thức được cảnh báo khi Viêt Nam ra khỏi thời kỳ dân số vàng

Các nhà phân tíich đã không phóng đại khi cho rằng, Việt Nam sắp bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh nhất trong lịch sử loài người. Sự sụt giảm mức sinh đông thời với tuổi thọ tăng nhanh đã làm giảm cả tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và thời gian tham gia lao động của nóm người này. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động đã đạt tới đỉnh điểm và bắt đầu giảm từ năm 2018. Trong năm 2017, số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 6,5% dân số, được dự báo sẽ lên 21% vào năm 2050. Có nghĩa là cứ năm người thì có một người là người cao tuổi và tỉ lệ người sống phụ thuộc sẽ từ 0,42 của năm 2015 tăng lên trên 0,6 vào năm 2050 (Claire hollwwerg, Gabriel và cộng sự 2018’ tr.13).

Với tỉ lệ phụ thuộc trên 0,6, trong đó,gười cao tuổi từ 0,1 tăng lên 0,34 vào năm 2050, sẽ có nhiều tác động tiêu cực đến nguồn cung lao động của Việt Nam, đến tăng trưởng năng suất dài hạn và đến lao động nữ do nhiều gánh nặng trongviệc phải chăm sóc.

Phân tích mô hình thay đổi dân số với tỉ lệ người phụ thuộc tăng nhanh, các nhà nghiên cứu nhận thấy, phụ nữ là đối tượng gánh chịu tác động nặng nề. Do dân số trong tuổi lao động giảm dần, họ phải lam việc nhiều hơn. Từ quy mô lao động giảm, doanh nghiệp phải phải sử dụng nhiều công nghệ tiết kiệm sức lao động và ngành dịch vụ chăm sóc khỏe có trể mang lại nhưng cơ hội việc làm mới trong xã hội.

Năng lượng tái tạo thay cho năng lượng truyền thống

2. Việt nam bỏ lỡ hay tận dụng các xu hướng lớn và những vấn đề dặt ra?

Việt Nam đang đứng trước một số lựa chọn. Có thể đóng cửa chính và tất cả các cửa sổ để tránh xa ảnh hưởng; lựa chọn thứ hai là mở cửa cổ vũ, đóng vai trò quan sát thụ động hoặc quyết định tham gia vào cuộc diễu hành. Chúng ta có thể học hỏi, tìm hiểu xem đang ở đầu, đứng giữa hay cuối trong xu thế toàn cầu, có thể trao đổi cùng những người tham gia khác để làm rõ gì đang diễn ra để lựa chọn giải pháp phù hợp cần làm.

Với những chọn thứ nêu ra, Ousmane Dione đã thăm dò nhanh ý kiến cử tọa tham gia ngay trên trang web lưu hành tại Hội nghi. Chỉ ít phút sau, ông đã nhận được kết quả trả lời với 1,7% số người lựa chọn đóng cửa, số còn lại là chọn cách mở cửa và phải tham gia trực tiếp vào những xu thế lớn đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu.

Trong bài phát biểu, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã bày tỏ niềm tinvề sự phát triển bền vững và cạnh tranh của một nền kinh tế có khả năng chống chịu với các xu hướng lớn đồng thời với phát triển triển khai các loại vốn khác nhau. Theo đó, 4 loại vốn lên quan đến thể chế, con người, vốn chất do con người tạo ra vốn tự nhiên đã trở thành điểm nhấn (OusmaneDion 2018).

2.1.Vốn thể chế

Là thành phần tạo ra môi trường thuận lợi cho khu vực tư nhân tăng trưởng. Vốn thể chế được xác định liên quan đến xây dựng khả năng chịu đựng của kinh tế vĩ mô trong cải cách cơ cấu khi khuyến khích tăng trưởng dựa trên năng suất. Theo Ousmane Dione, để phát triển nguồn vốn này, đòi hỏi Việt Nam phải xác định và hỗ trợ động lực mới cho tăng trưởng, có những dịch chuyển để giảm nhẹ hơn vai trò nhà nước; đưa ra chiến lược phát triển FDI và thị trường vốn hướng tới tương lai được xây dựng dựa trên cơ sở thông tin đầy đủ. Giống như hình ảnh của cơ thể con người, có thể coi vốn thể chế là trái tim của sự phát triển bền vững và cạnh tranh quốc gia. Nó bơm máu và oxy đến toàn bộ hệ thống để đảm bảo sức khỏe tổng thể của nền kinh tế.

2,2.Nguồn vốn nhân lực

Đó là khả năng tổng hòa các yếu tố sức khỏe, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và thói quen của dân số. Vốn nhân lực thúc đẩy khả năng cạnh tranh của một quốc gia, đặc biệt tại thời điểm có sự thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi số người tài giỏi tăng cao để duy trì đà tăng trưởng. Vốn nhân lực không thể tự sinh ra mà phải được xã hội và nhà nước nuôi dưỡng qua các vòng đời. Trong một xã hội già hóa, nguồn cung lao động bị co lại, phát triển khả năng của từng người để đạt đến tiềm năng cao nhất có tầm quan trọng đặc biệt để duy trì phát triển bền vững.Liên hệ đến hình ảnh cơ thể con người, Ousmane Dione cho rằng, vốn nhân lực được ví như bộ não của sự phát triển bền vững và cạnh tranh của một quốc gia.

2.3. Vốn vật chất hoặc do con người tạo ra

Tương tự như 2 nguồn vốn nêu trên, nguồn vốn vật chất hoặ do con người tạo ra coi là xương sống của nền kinh tế; nó bao gồm đường xá, cầu, cảng, nhà xưởng, hệ thống thủy lợi và đô thị. Để triển khai và phát triển hiệu quả các loại vốn vật chất này nhằm tối đa hóa vai trò của khu vực tư nhân và đảm bảo dịch vụ phù hợp với nhu cầu trong tương lai, các nhà phân tích đã lưu ý ạnh đến tác động thúc đẩy của những thay đổi công nghệ như giá năng lượng mặt trời thấp hơn, hệ thống vận tải công cộng lớn vận hành không có xung đột hoặc lưới điện thông minh và các cơ hội mới mở ra của nền kinh tế tuần hoàn và chia sẻ.

2.4. Nguồn vốn tự nhiên

Đây là nguồn vốn sau cùng nhưng có vai trò vô cùng quan trọng. Vốn tự nhiên bao gồm đất nông nghiệp, rừng và các khu bảo tồn trên cạn, cũng như năng lượng và các nguồn khoáng sản. Với mục tiêu khai thác, sử dụng hiệu quả và phát triển bền vững nguồn vốn tự nhiên; việc điều chỉnh giá cả và thực hiện những ưu đãi để tạo ra khả năng phục hồi khí hậu và định hướng đất nước vào quỹ đạo phát triển carbon thấp hơn là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm. Trong xu thế toàn cầu, Đất đai được ví như da trên cơ thể người, bao trùm cả nền kinh tế. Ở Việt Nam, chỉ có 18% phụ nữ là chủ sở hữu trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và 22% được công nhận cùng với chồng . Do vậy, Ousmane Dione đã nhấn mạnh coi trọng quyền bình đẳng giới đối với quyền sở hữu đất đai..

Để một quốc gia có thể vững vàng trước các xu hướng lớn, bốn loại vốn phải được phát triển và sử dụng một cách đầy đủ, công bằng và hiệu quả. Muốn giảm chi phí phát triển các loại vốn, phải đảm bảo mọi người đều có quyền tiếp cận với chất lượng cao nhất có thể tạo ra. Một số loại vốn, đặc biệt là vốn con người phải, mất nhiều thời gian mới có thể phát triển nhưng sẽ có lợi nhuận cao. Thời gian là quan trọng và do vậy, việc cần làm là phải hành động ngay để giảm thiểu rủi ro hoặc nắm bắt đầy đủ các cơ hội mà các xu hướng lớn có thể đem lại.

Thay lời kết luận

Lực lượng lao động với trên 50 triệu người của Việt Nam đang là nền tảng thành công cho sự phát triển kinh tế. Cùng với quá trình chuyển đổi sang dịch vụ, chế biến, ché tạo; tăng trưởng kinh tế đất nước đã gây ấn tượng mạnh trên toàn cầu trong những tập niên đã qua.

Trong xu thế toàn cầu, sự thay đổi của các xu hướng mậu dịch, tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến khả năng xuất khẩu những mặt hàng và chuỗi giá trị Việt Nam có thể tham gia. Sự phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng tri thức cao đòi hỏi những hệ kỹ năng, quy trình và mô hình sản xuất mới. Già hóa dân số với tốc độ cao đặt ra nhiều thách thức, đòi hỏi phải có những dịch vụ chăm sóc trong khi nhóm dân số trong độ tuổi lao động giảm dần cùng với tự động hóa sẽ thay thế một số việc làm và con người, cũng như thay đổi tính chất việc làm và lao động khác.

Các xu thế lớn toàn cầu có cả rủi ro và cơ hội. Đồng hành cùng Việt Nam, Ngân hàng Thế giới sẵn sàng hỗ trợ chính phủ và khu vực tư nhân để tham gia vào các xu hướng lớn theo một chiến lược nhất quán. Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam khẳng định, sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo Việt Nam tham gia vào xu thế này với một trái tim tạo thêm sinh lực cho nền kinh tế, một bộ não thấu đáo, bộ xương sống chắc chắn và làn da khỏe mạnh để có thể bảo vệ cơ thể nhưng đồng thời cũng tự lànhvết thương nếu chúng ta chẳng may bị thương.

Chủ động cải cách nhằm tận dụng những cơ hội mang lại từ những xu hướng mới xuất hiện có thể mang lại những hiệu ứng tốt trong tạo thêm việc làm, nâng cao chất lượng việc làm hiện có và kết nối người lao động với những việc làm phù hợp. Qua đó, củng cố tốt hơn quá trình phát triển bền vững./.

TS. Lê Thành Ý

Nguồn Khỏe 365: http://khoe365.net.vn/xu-the-anh-huong-den-phat-trien-ben-vung-cua-viet-nam-51102.htm