Xứ sở sông ngòi: Các dòng sông đang dần 'nuốt chửng' ĐBSCL

Chỉ trong vòng nửa cuối tháng 7/2019 đã xảy ra 3 vụ sạt lở sông gây thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Ảnh hưởng đến kinh tế địa phương và đời sống người dân ven sông.

Các tỉnh sạt lở nghiêm trọng hiện nay như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ

Sông Nha Mân, Đồng Tháp Cụ thể ngày 15/7, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Châu Thành (Đồng Tháp) vừa cho biết, khoảng 5h sáng xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng bờ sông Nha Mân, đoạn thuộc xã Tân Nhuận Đông, nhấn chìm 5 căn nhà của người dân.

Hiện trường vụ sạt lở

Hiện trường vụ sạt lở

Trước đó 3 tuần, tại đây đã có dấu hiệu bất thường nên địa phương xuống đo đạt, khảo sát và chỉ đạo lực lượng công an, quân đội giúp dân di dời tài sản.

Theo nguồn tin được biết: “Vụ sạt lở sáng nay làm 5 căn nhà của người dân bị chìm xuống sông; 7 căn còn lại có nguy cơ bị ảnh hưởng. Do đã chủ động di dời tài sản từ trước nên vụ sạt lở sáng nay không có thiệt hại về người.

Hiện Phòng Kinh tế hạ tầng huyện đang thống kê thiệt hại ban đầu. Các hộ dân này sinh sống và ở đây khá lâu, chủ yếu buôn bán nhỏ...”.

Sông Hậu, An Giang

Ngày 28/7, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình cùng đoàn công tác trực tiếp khảo sát tình hình răn nứt mặt đường trên quốc lộ 91 tại xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú. Tại hiện trường, vết rạn nứt rộng khoảng 1,5-2 cm, ăn sâu vào 1,3 mặt đường và dài khoảng 30 m. Ngành chức năng đã thông báo di dời người tài sản của 2 hộ dân và 2 quán nước cặp quốc lộ đang bị rạn nứt đến nơi an toàn.

Đoạn đường trên quốc lộ 91 bị rạn nứt

Theo ngành chức năng, nguyên nhân bước đầu được xác định do chế độ dòng chảy thay đổi qua đoạn sông cong, dòng chảy áp sát bờ, mái sông thẳng đứng và nền đất yếu gây ra hiện tượng răn nứt.

Sông Cái Sắn, TP Cần Thơ

Theo ông Nguyễn Quý Ninh - Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi TP Cần Thơ cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng có chiều dài hơn 40m, ăn sâu vào bờ, ảnh hưởng đến 5 căn nhà, trong đó có 2 căn bị sạt hoàn toàn, 2 căn sạt một nửa và 1 căn đang có dấu hiệu răn nứt.

Căn nhà cặp sông Cái Sắn bị sạt lở vào rạng sáng

“Nguyên nhân ban đầu được xác định là do các căn nhà nằm trong khu vực sạt lở có bờ kè không đảm bảo. Sau khi vụ việc xảy ra, chúng tôi đã huy động các lực lượng hỗ trợ trục vớt tài sản và di dời người dân đến nơi an toàn. Gia cố nhanh các trụ điện cao thế bị hư hỏng do sạt lở. Đồng thời kiến nghị hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ bị sạt lở” – Ông Ninh thông tin.

Trước đó vào tháng 4/2019 cũng tại An Giang đã xảy ra vụ sạt lở nghiêm trọng.

Diễn biến vụ sạt lở bờ sông Vàm Nao (An Giang): Ngày 20/4, tại khu vực tổ 12, ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông (huyện Chợ Mới, An Giang) đã xuất hiện vết nứt dài 70m trên tuyến giao thông liên xã dọc theo bờ sông Vàm Nao và nhiều vết nứt khác trên nền các nhà dân phía bờ sông.

Sạt lở bờ sông Vàm Nao tại ấp Mỹ Hội, xã Mỹ Hội Đông (Chợ Mới, An Giang)

Ngày 21/4, các vết nứt trên tiếp tục mở rộng, và xuất hiện thêm nhiều vết nứt mới trong khu vực. 09 giờ 20 phút, ngày 22/4, sạt lở nghiêm trọng xảy ra với chiều dài 70m, vách sạt thẳng đứng, lấn sâu về phía bờ 35m. Sạt lở đã nhấn chìm hoàn toàn 16 căn nhà và cắt đứt tuyến đường liên xã, rất may không có thiệt hại về người. Ngày 23/4, sạt lở đã cắt đứt tuyến giao thông, uy hiếp nghiêm trọng tính mạng và tài sản của 92 hộ dân trong khu vực.

Trước thực trạng sạt lở nghiêm trọng xảy ra, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, nghành và UBND tỉnh An Giang đánh giá, báo cáo Thủ tướng và đề xuất giải pháp khắc phục, đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng của người dân trong khu vực (Công văn số 4141/VPCP-NN ngày 24/4/2017,).

Ảnh: tongcucthuyloi

Cũng cùng ngày 24/4 sạt lở xảy ra khoảng 3h tại bờ sông Ô Môn phường Thới An (quận Ô Môn, TP Cần Thơ).

Ông Nguyễn Quý Ninh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi TP Cần Thơ cho biết bờ sông bị lở sâu 5 m, dài 60 m đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều nhà dân, trong đó có 11 căn nhà bị sụt lún, đang có nguy cơ đổ sập.

Người dân tìm kiếm tài sản sau khi một phần căn nhà đã sụp xuống sông. Ảnh: Minh Anh

Ông Nguyễn Văn Út Nở (61 tuổi) kể lại khoảng 3h, ông đang ngủ thì nghe tiếng động lớn từ phía bờ sông nên hô hoán để cả nhà thoát ra ngoài. Một lúc sau, một phần căn nhà của ông sụp xuống sông.

“Rạng sáng, tôi và con gái đang ngủ thì nghe tiếng động ngoài cửa và thấy nền nhà rung lắc nên gom đồ rời khỏi nhà. Một lúc sau, nửa căn nhà bị sụp xuống sông”, bà Nguyễn Thị Thêm (69 tuổi) nói và cho biết nhà bà rộng 70 m2.

Toàn tỉnh An Giang hiện có 51 đoạn nguy cơ sạt lở với tổng chiều dài hơn 160 km (chiếm 40% đường bờ sông trên địa bàn). Nguyên nhân do chế độ dòng chảy của các sông chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều trong mùa kiệt, chế độ dòng chảy từ thượng lưu về trong mùa lũ, diễn biến thời tiết bất thường...

An Giang đề xuất với Chính phủ có chính sách hỗ trợ di dời hơn 20.000 hộ ảnh hưởng sạt lở trong vòng 5 năm tới. Sạt lở sông khu vượt ĐBSCL ngày càng nghiêm trọng. Dòng sông bên lở bên bồi nhưng có bên bồi nào có thể lắp đầy nổi đau và sự mất mát của bên lở.

Tổng hợp

Nguồn Sao Pháp Luật: http://sao.baophapluat.vn/tin-tuc/chi-tiet/xu-so-song-ngoi-cac-dong-song-dang-dan-quotnuot-chungquot-dbscl-5359/