Xử lý vết thương khi bị chó cắn như thế nào là đúng cách?

Vụ việc bé trai 7 tuổi bị đàn chó dữ (khoảng 10 con) lao vào cắn xé dẫn đến tử vọng xảy ra tại tỉnh Hưng Yên ngày 3/4 mới đây không phải trường hợp duy nhất. Vì vậy không chỉ nên có những biện pháp chế tài dành cho các chủ nuôi, mà quan trọng là chúng ta cần biết cách xử lý vết thương sau khi bị chó cắn để phòng ngừa bệnh dại, cũng như tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Vụ việc bé trai 7 tuổi bị đàn chó dữ (khoảng 10 con) lao vào cắn dẫn đến tử vong xảy ra tại tỉnh Hưng Yên ngày 3/4 đã khiến dư luận bất an. Không chỉ nên áp những biện pháp chế tài dành cho chủ nuôi, chúng ta cũng cần biết cách xử lý vết thương chó cắn để phòng ngừa bệnh dại, cũng như tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Theo thống kê, mỗi năm có khoảng 400-500 người phải điều trị do bị chó, mèo cắn, và bệnh dại là nguyên nhân tử vong của 86 người trường hợp trong năm 2018 (tăng 12 trường hợp so với năm 2017). Rõ ràng, hiểm họa bệnh từ vật nuôi đang đe dọa và tiềm ẩn những nguy hiểm chết người. Trẻ em thường bị cắn ở những vùng cổ, mặt, đặc biệt là môi, mũi, má; trong khi đó tay, cánh tay, cẳng chân và bàn chân là những vị trí thường bị cắn ở người lớn.

Để tránh bị chó cắn:

– Không nên để trẻ nhỏ một mình gần một con chó lạ. – Đừng cố chơi với bất kỳ con chó nào đang ăn, ngủ hoặc cho chó con ăn. – Bất cứ khi nào bạn đến gần một con chó, hãy di chuyển thật chậm và không nên tạo cơ hội cho nó tiếp cận bạn. – Nếu một con chó trở nên hung dữ, đừng chạy và la hét. Hãy giữ bình tĩnh, di chuyển chậm và tuyệt đối không giao tiếp bằng mắt với nó.

Cách xử lý vết thương nhỏ do chó cắn

1. Làm sạch vết thương: Đây là bước quan trọng và cấp thiết hàng đầu khi sơ cứu người bị chó cắn. Đầu tiên, hãy cởi bỏ lớp quần áo nơi vết cắn để hạn chế dính thêm nước bọt động vật còn đọng lại. Sau đó, rửa sạch vết thương dưới vòi nước (nước ấm càng tốt) để bước đầu loại bỏ tất cả mầm bệnh có thể.

2. Ấn nhẹ vào vết cắn để loại bớt máu độc: Trong trường hợp vết cắn chưa làm chảy máu, bạn có thể chà xát nhẹ quanh miệng vết thương để máu rỉ ra. Cách này sẽ giúp ngăn chặn phần nào vi khuẩn xâm nhập.

3. Dùng thuốc sát trùng hoặc uống các loại thuốc giảm đau: Để làm sạch vết thương chó cắn, bạn có thể dùng thuốc sát trùng như oxy già (lưu ý mỗi lần thực hiện chỉ nên dùng một lượng nhỏ, vừa phải để tránh quá đau rát), hoặc các chất sát trùng thông thường sẵn có trong nhà như rượu, cồn, xà phòng, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau như Paracetamol để giảm đau, viêm và sưng tấy.

4. Nâng cao chỗ bị thương: Nếu bị chó cắn vào chân hay cánh tay, bạn hãy giơ cao vùng bị thương của người bị nạn lên. Việc này rất hữu ích trong việc giúp cầm máu, trong trường hợp nạn nhân bị chó cắn sâu, bị chảy máu nhiều.

5. Băng bó vết thương: Sau khi hoàn tất các công đoạn rửa sạch vết thương, bạn hãy dùng băng gạc hoặc vải sạch để băng bó vết thương nhằm cầm máu cũng như hạn chế vi khuẩn bên ngoài tấn công. Tuy nhiên, bạn không nên băng vết thương quá chặt để tránh máu khó lưu thông.

6. Tiêm phòng dại: Tiếp đến, bạn cần đến ngay các cơ sở tiêm chủng để được bác sĩ tư vấn và chỉ định tiêm phòng dại. Đồng thời thông báo với bác sĩ về tình trạng con vật đã cắn bạn và theo dõi nó trong vòng 15 ngày kể từ ngày bị cắn/cào. Sau thời gian theo dõi, nếu con vật có biểu hiện bất thường như ốm, chết, mất tích, bị bán hay bị giết… hãy lập tức đến gặp bác sĩ tiếp nhận điều trị.

Những biểu hiện cần tiêm phòng ngay:
– Vết cắn có những biểu hiện nhiễm trùng như: vết cắn trở nên đau hơn, đỏ và sưng tấy xung quanh vết thương, rỉ dịch hay mủ từ vết cắn, sốt cao hơn 38°C kèm lạnh run, sưng hạch bạch huyết…

– Địa điểm bị chó cắn gần hoặc nằm trong vùng đang có dịch bệnh chó mèo.

– Chó cắn bạn là chó hoang không thể theo dõi được.

– Vết cắn quá nặng, sâu, quá nhiều.

Nuôi chó và những điều cần đặc biệt lưu ý:

– Khi chọn chó nuôi trong gia đình, hãy chọn loài lành tính, không phải loài chó săn. – Tiêm vắc-xin phòng bệnh dại cho chó/mèo định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ. – Chó mèo nuôi phải đăng ký, chó nuôi phải xích, ra ngoài phải có rọ mõm để không cắn người. – Huấn luyện thường xuyên để chó bớt hung hăng.

Thực hiện: Huyền My Trương

Nguồn Đẹp: https://dep.com.vn/xu-ly-vet-thuong-khi-bi-cho-can-nhu-the-nao-la-dung-cach/