Xử lý nghiêm hành vi gian lận thương mại

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội vừa phát hiện nhiều vụ gian lận thương mại liên quan những thương hiệu thời trang lớn. Ngày 4-11, kiểm tra cơ sở may mặc tại 503 Bát Khối, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Đội số 17 Cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện công nhân của cơ sở này đang thực hiện việc cắt tem nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài trên các sản phẩm quần, áo, sau đó đính nhãn hai thương hiệu thời trang trong nước là NEM, IFU. Số sản phẩm cơ quan chức năng thu được gồm: 66 bao quần, áo các loại có chữ nước ngoài, 2.130 sản phẩm quần áo gắn nhãn IFU, 16 bao quần áo gắn nhãn NEM, sáu bao túi xách và bốn bao quần áo đã cắt nhãn gốc. Tổng khối lượng hàng hóa khoảng bốn tấn, tổng trị giá hàng h&o

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội vừa phát hiện nhiều vụ gian lận thương mại liên quan những thương hiệu thời trang lớn. Ngày 4-11, kiểm tra cơ sở may mặc tại 503 Bát Khối, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Đội số 17 Cục Quản lý thị trường Hà Nội phát hiện công nhân của cơ sở này đang thực hiện việc cắt tem nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài trên các sản phẩm quần, áo, sau đó đính nhãn hai thương hiệu thời trang trong nước là NEM, IFU. Số sản phẩm cơ quan chức năng thu được gồm: 66 bao quần, áo các loại có chữ nước ngoài, 2.130 sản phẩm quần áo gắn nhãn IFU, 16 bao quần áo gắn nhãn NEM, sáu bao túi xách và bốn bao quần áo đã cắt nhãn gốc. Tổng khối lượng hàng hóa khoảng bốn tấn, tổng trị giá hàng h&o

Mới đây, từ thông tin nhân viên Công ty cổ phần MHA, đơn vị sản xuất thời trang mang thương hiệu Seven.am cắt tem nhãn có chữ Trung Quốc trên một số sản phẩm thời trang... rồi gắn mác có chữ Seven.am, Charming Beauty để bày bán tại hệ thống cửa hàng, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra đồng loạt năm cửa hàng Seven.am tại Hà Nội. Tại thời điểm kiểm tra, chủ các cửa hàng kinh doanh chỉ xuất trình đăng ký nhãn hiệu Seven.am còn hạn sử dụng, mà không xuất trình được hóa đơn chứng minh nguồn gốc hàng hóa, chưa công bố hợp quy cho sản phẩm để đưa ra lưu thông theo quy định. Giám đốc Công ty cổ phần MHA khẳng định toàn bộ sản phẩm của Seven.am đều được sản xuất trong nước. Đội Quản lý thị trường số 14 kiểm tra, yêu cầu xuất trình các giấy tờ liên quan đến hàng hóa và kiểm đếm các sản phẩm tại cửa hàng, tạm giữ sản phẩm để điều tra, làm rõ. Cùng với đó, Đội đã lấy ba mẫu sản phẩm để giám định chất lượng.

Trong những năm gần đây, nhiều thương hiệu thời trang trong nước đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, được nhiều người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn. Sở dĩ người tiêu dùng lựa chọn hàng may mặc do các doanh nghiệp trong nước sản xuất trước hết là do chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, mặt khác còn vì lòng tự hào dân tộc, thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam do Trung ương MTTQ Việt Nam phát động nhiều năm nay. Tuy nhiên, lợi dụng điều này, một số doanh nghiệp lại nhập khẩu hàng kém chất lượng từ nước ngoài, sau đó bóc tem mác xuất xứ nước ngoài để ghi xuất xứ sản phẩm của doanh nghiệp mình, sau đó bán với giá cao hơn nhằm kiếm lời. Cách đây hai năm, Công ty TNHH Khải Đức (chủ thương hiệu Khaisilk) bị phát hiện mua thành phẩm từ các cửa hàng, hộ kinh doanh, doanh nghiệp khác trên thị trường về gắn nhãn hàng hóa “Khaisilk” để kinh doanh trên thị trường.

Trước thực trạng này, đề nghị lực lượng quản lý thị trường sớm điều tra, làm rõ hành vi của các doanh nghiệp nêu trên, nếu phát hiện sai phạm thì cần xử lý nghiêm để làm trong sạch thị trường, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, bảo vệ các doanh nghiệp thời trang trong nước làm ăn nghiêm túc.

VIỆT ANH

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/hanoi/item/42244002-xu-ly-nghiem-hanh-vi-gian-lan-thuong-mai.html