Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh - 'đầu tư lớn hưởng lợi sâu'

Đầu tư phát triển công trình xanh là cuộc đầu tư có lợi lớn về lâu dài, đòi hỏi các nhà đầu tư cần sự thấu hiểu về những lợi ích mà doanh nghiệp có thể nhận được và có thể đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội.

“Để xây dựng công trình xanh chắc chắn sẽ tốn kém hơn công trình bình thường. Vật liệu xây dựng xanh chắc chắn cũng đắt hơn vật liệu bình thường. Nhưng đổi lại, công trình sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí trong quá trình vận hành” - Ông Phạm Văn Bắc - Vụ trưởng Vụ VLXD, Bộ Xây dựng cho biết.

Sản phm được công nhận là vật liệu xây dựng xanh cần đáp ứng những tiêu chí gì?

Cùng với công trình xanh, vật liệu xây dựng xanh là khái niệm được nhắc tới nhiều trong xu hướng kiến trúc hiện nay. Tại Singapore, vật liệu xây dựng có một quy chuẩn đánh giá khá rõ ràng nhờ hệ thống quản lý năng lượng, quản lý nước và xử lý chất thải chất nguy hại trong quá trình sản xuất.

Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) - Phạm Văn Bắc sẽ tham dự hội thảo “Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam” ngày 11/08 để giao lưu trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành về xu hướng sử dụng vật liệu xanh cho công trình.

Vụ trưởng Vụ VLXD (Bộ Xây dựng) - Phạm Văn Bắc sẽ tham dự hội thảo “Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam” ngày 11/08 để giao lưu trực tiếp với các chuyên gia đầu ngành về xu hướng sử dụng vật liệu xanh cho công trình.

“Một công trình xanh thường đáp ứng đủ 3 tiêu chí. Một là, công trình tận dụng năng lượng tự nhiên như hệ thống tự thông gió thay vì sử dụng máy móc, tận dụng ánh sáng tự nhiên từ mặt trời để giảm thiểu tối đa công suất tiêu thụ điện. Hai là, công trình có hệ sinh thái cây xanh điều hòa không khí. Và thứ ba, công trình sử dụng vật liệu xây dựng xanh, ít tiêu tốn năng lượng trong quá trình vận hành, có thể tiêu hủy hoặc tái sản xuất” - Ông Phạm Văn Bắc cho biết thêm.

Công trình xanh có thực sự “tốn kém”?

Hiện nay, một số nhà đầu tư vẫn còn khá e dè trong việc đầu tư xây dựng “công trình xanh” bởi lo ngại chi phí tốn kém cho thiết kế và vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, cũng theo Vụ trưởng Phạm Văn Bắc: “Đầu tư cho công trình xanh giúp nhà đầu tư tiết kiệm được một khoản lớn trong quá trình vận hành như: hệ thống gió tự nhiên giảm công suất tiêu thụ của điều hòa, vách ngăn kính lớn giúp tận dụng ánh sáng tự nhiên vào chiếu sáng trong tòa nhà, giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ đèn điện. Xây dựng tốn kém hơn nhưng bù lại sử dụng tuyệt đối tiết kiệm. Khoản lợi này là không hề nhỏ".

Nhà Quốc Hội sử dụng vật liệu xây dựng xanh do Eurowindow cung cấp gồm cửa nhôm, vách nhôm kính lớn Eurowindow hệ Stick, cửa chống đạn, cửa trượt tự động, vách kính chống cháy, mái che kính, cửa gỗ thông phòng, cửa gỗ chống cháy, hệ thống rèm ngăn lửa, ngăn khói.

Nhận thức được những kiến thức cơ bản về công trình xanh, các chủ đầu tư sẽ vượt qua các rào cản về tài chính để hiện thực hóa các công trình xanh, đem lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp và cộng đồng, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sống, đóng góp cho sự phát triển bền vững của quốc gia.

Thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam nói chung đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Với vị trí tiên phong trong lĩnh vực sản xuất tổng thể về cửa tại Việt Nam, Eurowindow đã và đang không ngừng nghiên cứu, cung cấp nhiều sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn vật liệu xanh cho các công trình.

Ông Phạm Văn Bắc cho rằng: “Trong tương lai, xu hướng sử dụng vật liệu xanh sẽ ngày càng phát triển nhờ đời sống người dân ngày càng cao. Vật liệu xây dựng xanh được đẩy mạnh đầu tư từ các doanh nghiệp trong nước mà tiên phong là Eurowindow. Công tác tuyên truyền được khuyến khích, góp phần nâng cao nhận thức của người tiêu dùng”.

Nghị định 24a/2016/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý vật liệu xây dựng dành toàn bộ chương V để đề cập tới Chính sách phát triển vật liệu xây dựng, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường. Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD kèm theo Thông tư số 15/2017/TT-BXD ngày 28/12/2017 do Bộ Xây dựng ban hành cũng đưa ra các quy chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả. Tất cả văn bản pháp chế trên đều là những “điểm mới” giúp các doanh nghiệp định hướng xây dựng công trình xanh. Nhờ sự hỗ trợ tối đa về khoa học kỹ thuật từ Nhà nước, các doanh nghiệp tự chủ động đầu tư và xây dựng công trình xanh.

Ngày 11/08/2018 sắp tới, Bộ Xây dựng kết hợp cùng Công ty CP Eurowindow – đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực sản xuất VLXD tổ chức Hội thảo “Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh, tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam” tại tòa nhà Văn phòng Eurowindow.

Hội thảo vinh dự có sự góp mặt của các lãnh đạo cấp cao: Thứ trưởng Bộ Xây dựng - Nguyễn Văn Sinh, Vụ trưởng Vụ VLXD – Phạm Văn Bắc, Viện trưởng Viện Kiến trúc Quốc gia - Ông Đỗ Thanh Tùng, Ông Nguyễn Cảnh Hồng – Tổng Giám đốc Eurowindow, Giám đốc Thị trường Sản phẩm hãng Profine (CHLB Đức) - Ông Gustav Neupert, Giám đốc Marketing VFG - thuộc Tập đoàn NSG - Ông Toshihiro Tanihara. Và sự có mặt của nhiều kiến trúc sư, nhà đầu tư, khách hàng thông thái đã và đang quan tâm tới sản phẩm, vật liệu xây dựng xanh, có nhu cầu ứng dụng vật liệu cho các công trình của mình trong tương lai.

Hội thảo hứa hẹn đem tới những thông tin hữu ích về thực trạng phát triển, tiêu chuẩn vật liệu xây dựng xanh tại Việt Nam và đưa ra những phân tích chuyên sâu về giải pháp vật liệu xanh, thân thiện với môi trường. Đồng thời, hội thảo cũng “một lần nữa” nhấn mạnh định hướng tăng trưởng xanh của Chính phủ: khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng ra những công trình xanh xứng tầm thế giới (Theo Chương V - Nghị định 24a/2016/NĐ-CP về định hướng sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường và Quy chuẩn QCVN 09:2017/BXD kèm theo Thông tư số 15/2017/TT-BXD ngày 28/12/2017 về Quy chuẩn sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả).

Hoàng Hà

Nguồn ĐS&PL: http://doisongphapluat.com/kinh-doanh/xu-huong-su-dung-vat-lieu-xay-dung-xanh-dau-tu-lon-huong-loi-sau-a239645.html