XP-79 được thiết kế để 'đâm' máy bay của đối phương

Mặc dù ra đời cách đây gần 8 thập kỷ nhưng chiến đấu cơ Northrop XP-79 vẫn được lưu danh.

Thay vì chiến đấu, XP-79 lại tạt ngang đội hình, nhờ đôi cánh sắc nhọn, kết hợp tốc độ “xé toạc” đội hình kẻ thù, tờ Sandboxx của Mỹ (SBC) vừa cập nhật.

Lịch sử ra đời của XP-79

Theo SBX, trong những ngày tàn của Thế Chiến II, ngành hàng không quân sự thế giới rẽ sang bước ngoặt bằng sự ra đời của máy bay ném bom B-29 Superfortress vào cuối năm 1944 với lợi thế công nghệ như cabin điều áp độc đáo và tháp pháo phòng thủ điều khiển từ xa.

Ở phía bên kia của cuộc chiến, chiếc Messerschmitt Me 262 của Đức Quốc xã cũng được ra đời. Đây là máy bay phản lực đầu tiên trên thế giới, anh cả thế hệ chiến đấu cơ dùng cánh quạt.

Messerschmitt Me 262 Schwable, máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên của nhân loại.

Messerschmitt Me 262 Schwable, máy bay chiến đấu phản lực đầu tiên của nhân loại.

Khi Thế Chiến II khơi mào, một số đơn vị Không quân Hoàng gia Anh đã đưa vào sử dụng hai máy bay mới. Vào cuối cuộc chiến, các máy bay chiến đấu phản lực được xem là lực lượng tiên phong của các nước phát triển ở châu Âu.

Ví dụ, chiếc Supermarine Spitfire luôn được xe là “khắc tinh” trong Battle of Britain (Không chiến Anh). Cụm từ được dùng để mô tả cuộc không chiến dai dẳng giữa Đức Quốc xã với Anh hè-thu năm 1940 trong Thế Chiến II.

Đây là cuộc không chiến được lịch sử ghi nhận với nhiều chiến tích đáng nể như sử dụng công nghệ tiên tiến nhất những năm đầu thập niên 40, còn phi công thì không chỉ giỏi chuyên môn mà còn đầy lòng dũng cảm và yêu nước.

Sự kết hợp công nghệ và lòng dũng cảm đã tạo ra một cuộc chiến lẫy lừng trong lịch sử quân sự của nhân loại, khác xa so với các cuộc giao tranh bằng tên lửa tầm xa ngày nay.

Nhưng chính niềm tin mãnh liệt cho rằng chiến tranh trên không đang làm thay đổi thế giới khiến nhiều nước đổ tiền vào những ý tưởng không chiến độc đáo, pha chút điên rồ. Một trong những chương trình kiểu này là dự án sản xuất XP-79 của Tập đoàn Northrop, và được đặt tên là The Flying Ram.

Cha đẻ của XP-79 là John K. Northrop, nó được ra đời từ ý tưởng cho đến nền tảng thiết kế cánh. Ngày nay, Northrop Grumman tiếp tục cải tiến các thiết kế cánh bay, đáng chú ý nhất là mẫu B-2 Spirit đã được biên chế vào cho không quân và nguyên mẫu B-21 Raider hiện đăng chuẩn bị ra lò.

John K. Northrop, cha đẻ của XP-79 tại căn cứ Không quân Edwards năm 1941

XP-79 nhỏ hơn nhiều so với các máy bay kế nhiệm tàng hình, với thân máy bay được chế tạo đủ lớn để một phi công có thể nằm ngang, đánh dấu sự khởi đầu quan trọng đầu tiên của dòng máy bay này so với các thiết kế cánh bay phổ biến như hiện nay.

Northrop và nhóm của ông tin rằng các phi công có thể chịu được lực G lớn hơn nếu họ ở vị trí nằm. Ngoài ra, vì XP-79 được thiết kế để sử dụng động cơ phản lực, nên việc thay đổi vị trí phi công là rất quan trọng.

Trên thực tế, Northrop đã sử dụng cách bố trí buồng lái này trong một máy bay thử nghiệm khác vài năm trước đó, đó là dòng máy bay MX-334.

Ban đầu Northrop thiết kế nền tảng để sử dụng động cơ tên lửa "rotojet", không giống như chiếc Messerschmitt Me 163 Komet của Đức, nhưng các vấn đề về động cơ đã thúc đẩy sự chuyển đổi sang sử dụng động cơ phản lực kép Westinghouse 19B (J30).

Sau khi chuyển sang các động cơ phản lực, tên gọi của máy bay đã được đổi thành XP-79B.

Máy bay XP-79

The Flying Ram XP-79 là gì?

Điều bất thường nhất về chiếc máy bay này không phải là động cơ độc nhất, cũng không phải là cách phi công lái khác thường, đó chính là cách máy bay giao chiến với máy bay đối phương.

Cái tên "Flying Ram" không chỉ là mang ý nghĩa tên gọi, mà nó còn mang tính độc quyền thiết kế. XP-79 có kết cấu liền khối bằng magiê hạng nặng giúp máy bay cực khỏe. Northrop không có ý định dùng XP-79 bắn hạ máy bay ném bom của đối phương, mà dùng nó đè bẹp máy bay của địch.

Thay vì dựa vào súng và đạn hạng nặng, XP-79 thực sự va chạm với các máy bay khác, sử dụng đôi cánh chắc khỏe để xé toạc cánh hoặc thân máy bay ném bom của đối phương.

Theo các chuyên gia vũ khí Lầu Năm Góc thì, XP-79 được thiết kế để hoạt động như một máy bay đánh chặn có thể giao tranh với một đội hình máy bay ném bom đang đến gần một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Các phi công phản ứng với một cuộc không kích hướng đến sẽ dựa vào các động cơ phản lực trên khoang để cung cấp năng lượng cho chúng thông qua một loạt các chuyến bay cao tốc xuyên qua các đội hình máy bay ném bom, bắn rơi máy bay bằng cách “xé toạc” chúng ra theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

XP-79 cũng không được trang bị vũ khí tấn công nào khác (mặc dù cuối cùng đã được cải tiến và có kế hoạch trang bị đại bác), và thay vào đó, XP-79 sẽ sử dụng các cạnh sắc của cánh được gia cố đặc biệt để cắt phăng máy bay đối phương.

Một buồng lái bằng kính bọc thép được đặt giữa hai cửa hút gió lớn để bảo vệ phi công trong những vụ va chạm trên không với tốc độ cực lớn, vừa đơn giản lại cực kỳ hiệu quả.

Theo báo Mỹ Wearethemighty, XP-79 được cho là có tốc độ tối đa 525 dặm một giờ (845 km) với một trần phục vụ 40.000 feet (trên 12.000m), nhưng thực hư số liệu này vẫn chưa được xác nhận.

Chuyến bay đầu tiên và cuối cùng của XP-79

Chiếc XP-79B được trang bị động cơ phản lực cất cánh lần đầu dưới sự điều khiển của phi công thử nghiệm Harry Crosby. Crosby đã cất cánh và chỉ sau 14 phút đã đạt độ cao 10.000 feet (hơn 3.000m) nhưng thật không may, nó đã gặp sự cố khi rẽ ngoặt, nhanh chóng rơi vào vòng xoáy không kiểm soát.

Cả Crosby lẫn máy bay đều lao xuống đất, Crosby chết ngay trong chuyến bay thử nghiệm đầu tiên này. Sự cố trên được bưng bít, có người đồn Crosby bất tỉnh trong suốt mùa thu, trong khi đó những người khác lại đồn, anh ta có thể đã bị thiệt mạng khi đội cứu hộ tới.

Chiếc máy bay nguyên mẫu cũng bị tổn thất hoàn toàn. Với việc Hitler đã chết và sự thành công của các cuộc tấn công bằng bom nguyên tử vào Nhật Bản chỉ một tháng trước đó, nhu cầu về một máy bay đánh chặn động cơ phản lực như XP-79B không còn cấp bách nữa nên XP-79 không bao giờ xuất hiện trên bầu trời như người ta kỳ vọng.

Harry Crosby và chuyến bay thử nghiệm tử thần XP-79B

Khắc Nam

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/ho-so/xp-79-duoc-thiet-ke-de-dam-may-bay-cua-doi-phuong-3420279/