Xót xa số phận 'cần cẩu bay' khỏe nhất Việt Nam từng có trong quá khứ

Trong quá khứ, Việt Nam từng sở hữu loại trực thăng có sức nâng lớn bậc nhất thế giới - đó là trực thăng Mi-6 nhưng không rõ chính xác loại trực thăng được mệnh danh là 'cần cẩu bay' này đã 'về hưu' từ khi nào.

Chính thức phục vụ trong biên chế Quân đội Liên Xô từ năm 1959, Mi-6 cũng xuất hiện trong biên chế quân đội của nhiều nước trong đó có cả Việt Nam từ năm 1965. Tới nay, hầu hết những chiếc trực thăng Mi-6 trên thế giới đều đã ngưng hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong thời gian còn trong biên chế của Không quân Việt Nam, trực thăng Mi-6 được biên chế chủ yếu cho Trung đoàn Không quân Vận tải 919. Đúng như cái tên của Trung đoàn này, nhiệm vụ chính của những chiếc Mi-6 khi này là làm "ngựa thồ" trên không. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tổng cộng phía Liên Xô đã chuyển cho Việt Nam tổng 10 chiếc trực thăng vận tải Mi-6T trong thời gian từ năm 1965 (hoặc 1966) tới năm 1970. Nguồn ảnh: Pinterest.

Không rõ những chiếc trực thăng vận tải Mi-6 của Việt Nam được cho về hưu từ bao giờ, tuy nhiên hiện nay chắc chắn trong biên chế không quân ta Mi-6 đã không còn hoạt động. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trên thế giới, trực thăng vận tải Mi-6 bắt đầu bị cho loại thải và về hưu liên tục kể từ đầu thập niên 80. Tới những năm đầu thập niên 90, Mi-6 chính thức bị loại biên hoàn toàn trên toàn cầu. Nguồn ảnh: Pinterest.

Mi-6 có phi hành đoàn 6 người bao gồm phi công chính, phi công phụ, dẫn đường, kỹ sư bay, liên lạc và một kỹ thuật. Chiếc máy bay trực thăng này có khả năng chứa tới 90 hành khách hoặc 70 lính dù với đầy đủ trang bị vũ khí. Nguồn ảnh: Pinterest.

Do là dòng trực thăng ra đời từ thập nhiên 50 của thế kỷ trước nên Mi-6 có thiết kế khoang lái cực kỳ thô sơ, hoàn toàn không có bất cứ màn hình điện tử nào. Do bị cho nghỉ hưu quá sớm, chiếc máy bay này không nhận được bản nâng cấp đáng kể nào. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong các nhiệm vụ vận tải, Mi-6 có khả năng chở theo tối đa 12 tấn hàng. Hai cánh rất rộng của chiếc trực thăng này được sử dụng để ổn định máy bay ở tốc độ chậm hoặc trong những pha đứng yên trên không để cẩu hàng. Nguồn ảnh: Pinterest.

Đường kính cánh quạt của chiếc trực thăng này cũng cực kỳ khổng lồ, lên tới 35 mét. Trực thăng vận tải hạng nặng Mi-6 có tốc độ bay tối đa 300 km/h, tốc độ hành trình 250 km/h, tầm hoạt động 620 km và có trần bay tối đa 4500 mét. Nguồn ảnh: Airliners.

Trong thời kỳ hoàng kim của mình, Mi-6 có thể được tìm thấy tại rất nhiều quốc gia trong khối Xã hội Chủ nghĩa thân Liên Xô trước đây. Nguồn ảnh: Airliners.

Tới nay ở Việt Nam, trực thăng Mi-6 đã trở thành hiện vật trong viện bảo tàng, được trưng bày rải rác tại một vài nơi trên toàn quốc. Nguồn ảnh: Airliners.

Sau khi Mi-6 được cho nghỉ hưu, quân đội Việt Nam không còn bất cứ loại trực thăng nào có khả năng "cẩu" được tiêm kích phản lực như những gì chiếc Mi-6 đã từng làm được trong quá khứ. Nguồn ảnh: Airliners.

Mời độc giả xem Video: Siêu trực thăng mạnh nhất thế giới. Nguồn: Vietnamnet.

Khắc Đôn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/xot-xa-so-phan-can-cau-bay-khoe-nhat-viet-nam-tung-co-trong-qua-khu-1326511.html