Xoay vần cạnh tranh siêu cường, Australia tung tín hiệu về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Bài phát biểu gần đây của Ngoại trưởng Australia Marise Payne là một thông điệp ngầm gửi tới Hoa Kỳ - Australia và rằng khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương không còn có thể chờ đợi sự lãnh đạo của họ.

Australia cũng đã báo hiệu cho khu vực và chính quyền Hoa Kỳ mới sắp tới rằng họ đang chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo trong khi Mỹ còn đang bố trí lại cơ chế chính trị trong nước.

Tín hiệu tới Trung Quốc

Trọng tâm bài phát biểu của Payne là một thông báo chính sách về tầm quan trọng của chủ nghĩa đa phương và vai trò của các tổ chức quốc tế trong các cuộc khủng hoảng toàn cầu như COVID-19.

Sau một cuộc đánh giá toàn diện về sự tham gia của họ trong các tổ chức đa phương quan trọng, Australia đã thấy rằng các tổ chức đa phương là cách tốt nhất để bảo vệ hòa bình và hạn chế sử dụng quá nhiều quyền lực. Nhưng Payne cũng thừa nhận rằng các thể chế đa phương đang trải qua căng thẳng chưa từng thấy trong một kỷ nguyên cạnh tranh chiến lược mới.

Ngoại trưởng Australia Marise Payne (bên phải) trong một cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper và Ngoại trưởng Mỹ Pompeo năm 2019. Ảnh: Reuters.

Ngoại trưởng Australia Marise Payne (bên phải) trong một cuộc họp báo chung với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Esper và Ngoại trưởng Mỹ Pompeo năm 2019. Ảnh: Reuters.

Theo trang East Asia Forum, Trung Quốc đã sử dụng ảnh hưởng ngày càng tăng của mình để tác động đến các thành viên của tổ chức khu vực như ASEAN, làm giảm sức ảnh hưởng của vai trò lãnh đạo tập thể trong các vấn đề quan trọng như Biển Đông. Nhìn rộng hơn, Trung Quốc đã mang ảnh hưởng của mình đến các tổ chức toàn cầu như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) để phục vụ nhiều hơn cho lợi ích của họ và hạn chế phạm vi ảnh hưởng của Hoa Kỳ.

Bài phát biểu của Payne là một tín hiệu rõ ràng tới Trung Quốc về một tầm nhìn của họ đối với khu vực, nhưng quan trọng hơn, bài phát biểu này cũng đã đề cập đến Hoa Kỳ.

Đây là một sự điều chỉnh mới so với cách tiếp cận của Ngoại trưởng tiền nhiệm Julie Bishop, người có bài phát biểu mang tính bước ngoặt năm 2017 về "Những thay đổi và không chắc chắn tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" – nhắm trực tiếp vào Hoa Kỳ. Bài phát biểu của Bishop cũng là một thông điệp quan trọng được đưa ra vào thời điểm quan trọng khi Australia và khu vực đang tìm kiếm một tín hiệu lãnh đạo từ chính quyền mới của Trump.

Trong bài phát biểu đó, Bishop đã nói rõ với chính quyền Trump rằng khu vực này nằm trong một cơ chế có vai trò chiến lược và chờ xem liệu Hoa Kỳ và các đồng minh an ninh của họ có tiếp tục đóng vai trò lãnh đạo trong khu vực hay không. Bishop đã kêu gọi chính quyền Trump đóng vai trò thậm chí còn lớn hơn, trở thành một cường quốc chiến lược không thể thiếu tại Ấn Độ-Thái Bình Dương.

Nhưng có vẻ như sau ba năm, những lời kêu gọi này đã không được trả lời.

Tầm nhìn chiến lược của Australia

Kể từ đó, chính quyền Trump đã chọn cách khiến nhiều đối tác liên minh nản lòng khi liên tục thúc giục họ chi trả nhiều hơn về quân sự. Vẫn duy trì quan điểm rằng liên minh ANZUS (Australia, New Zealand và Hoa Kỳ) là nền tảng cho an ninh Australia, nước này không hề muốn chính quyền Trump phản ứng gắt gao lại nếu họ một lần nữa đưa ra lời kêu gọi 3 năm trước.

Thay vào đó, họ ra tín hiệu về một tầm nhìn lãnh đạo khác tại Ấn Độ - Thái Bình Dương, nỗ lực bảo vệ hệ thống đa phương trong trường hợp không có sự lãnh đạo của Hoa Kỳ và trong khi các định hướng chiến lược của Trung Quốc đang thay đổi. Tầm nhìn này trông giống như là sự lãnh đạo của Mỹ đã ở vào thời kỳ hoàng hôn cuối nhưng trọng tâm nhấn mạnh của Australia chính là trong thời điểm hiện tại, sự lãnh đạo tập thể của các cường quốc vừa và nhỏ là những người gác cổng của trật tự dựa trên luật lệ.

Cách tiếp cận này phù hợp với chiến lược ngay hiện tại của Australia đối với khu vực. Australia đã xác định rằng cách tốt nhất để thúc đẩy và bảo vệ các lợi ích của nước này là duy trì ảnh hưởng cho các tổ chức đa phương luôn là một chiến lược ngoại giao quan trọng trong chính sách đối ngoại Australia.

Đây không chỉ là vai trò lãnh đạo về ngoại giao mà còn là vai trò lãnh đạo chiến lược. Bản cập nhật chiến lược quốc phòng năm 2020 của Australia ưu tiên định hình khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương là mục tiêu chính trong chính sách quốc phòng của Australia. Điều này đặt chính sách ngoại giao và sự gắn kết giữa các bên vào trọng tâm trong các chính sách đối ngoại và quốc phòng của Australia.

Nhưng vẫn còn phải xem liệu Australia có thể tạo được ảnh hưởng tương tự như trước đây trên trường quốc tế khi không có Hoa Kỳ hay không. Australia và các nước láng giềng quyền lực vừa và nhỏ có cùng chí hướng sẽ có ít nguồn lực hơn để sử dụng các công cụ phát triển sức mạnh quốc gia để định hướng thế giới hậu COVID-19 giữa sự cạnh tranh quyền lực các nước lớn hết sức gay gắt.

Trong khi Australia đã cam kết đầu tư 575 tỷ AUD (400 tỷ USD) trong thập kỷ tới, bao gồm 270 tỷ AUD (188 tỷ USD) đầu tư vào phòng thủ, Thủ tướng Scott Morrison thừa nhận rằng mức chi này là không đủ mà chỉ đủ để ngăn chặn các cuộc tấn công chống lại Australia và lợi ích của họ.

Dù vậy, Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) cũng không cam kết tăng cường tài trợ để thúc đẩy các cam kết của họ trong khu vực, đặc biệt là với các tổ chức đa phương. Australia phải đối mặt với môi trường chính sách đối ngoại ngày càng bị cạnh tranh ở Ấn Độ-Thái Bình Dương trong thập kỷ tới. Khi không có sự gia tăng nguồn lực để tăng cường ảnh hưởng ngoại giao, vẫn chưa rõ Australia sẽ thực hiện tham vọng lãnh đạo của mình như thế nào thậm chí chưa nói đến việc định hình khu vực theo hướng có lợi cho họ.

An Bình

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/xoay-van-canh-tranh-sieu-cuong-australia-tung-tin-hieu-ve-an-do-duong-thai-binh-duong-20200716095242804.htm