Xơ vữa mạch máu: Cảnh giác với đột quỵ đến bất kỳ lúc nào

Đột quỵ não là kết cục cuối cùng có thể xảy ra trên người bị xơ vữa mạch máu. Bí quyết nào giúp ngăn chặn tình trạng này?

Tại sao xơ vữa mạch máu có thể gây đột quỵ?

Xơ vữa động mạch là tình trạng lòng động mạch bị hẹp do các mảng xơ vữa làm hạn chế dòng chảy của máu đến các cơ quan trong cơ thể. Các mảng xơ vữa này được tạo thành từ sự lắng đọng cholesterol, các chất béo, canxi, fibrin và một số chất khác.

Theo thời gian, các mảng xơ cứng lại, thu hẹp “con đường” của động mạch và hạn chế lưu lượng máu. Khi những mảng xơ vữa này vỡ ra, chúng sẽ hình thành cục huyết khối (cục máu đông) có thể làm tắc nghẽn mạch máu hoặc thậm chí chặn dòng chảy của máu giàu oxy đến các cơ quan và bộ phận khác của cơ thể.

Xơ vữa động mạch cảnh có thể đưa đến đột quỵ (Ảnh minh họa)

Xơ vữa động mạch cảnh có thể đưa đến đột quỵ (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, khi điều này xảy ra trên hệ thống động mạch cảnh sẽ gây ra đột quỵ và có khả năng gây tổn thương não vĩnh viễn. Sự hình thành các mảng xơ vữa do tích tụ cholesterol trong thành động mạch cảnh thường tiến triển trong thời gian dài, có thể tới hàng chục năm. Nó xảy ra ở mọi độ tuổi, song phổ biến nhất là ở những người ngoài 45. Tuổi càng cao, các mảng xơ vữa động mạch càng nhiều, độ hẹp càng tăng và rất dễ mắc nhiều biến chứng.

Người ta nhận thấy khoảng 20-30% số trường hợp đột quỵ nhồi máu não là do xơ vữa động mạch cảnh, và ngược lại khoảng 1/3 số người bị hẹp động mạch cảnh từ 80% trở lên đều bị đột quỵ. Trong khi đó, tỷ lệ này ở người hẹp động mạch cảnh dưới 80% là không đến 1%.

Nhận diện xơ vữa mạch máu qua những dấu hiệu nào?

Bất kỳ ai cũng có thể xuất hiện tình trạng xơ vữa mạch máu. Song nhóm có nguy cơ cao là những người hút thuốc lá, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, béo phì, ít hoạt động thể lực, tiền sử gia đình. Khi một người có nhiều yếu tố nguy cơ cùng lúc thì càng dễ đưa đến xơ vữa mạch máu.

Những yếu tố nguy cơ cao của xơ vữa mạch máu (Ảnh minh họa)

Thực tế, xơ vữa động máu thường xuất hiện rất sớm, nhưng tiến triển lặng lẽ cho tới khi có biến chứng. Nếu xơ vữa ở động mạch cung cấp máu cho não (động mạch cảnh) thì người bệnh có thể có các triệu chứng của thiếu máu não như xây xẩm, chóng mặt, mất thăng bằng, rối loạn giọng nói, yếu liệt tay chân, cảm giác nặng ở cánh tay, chân, làm rớt đồ vật đang cầm trên tay…

Những dấu hiệu này thường xảy ra trong thời gian ngắn, sau đó chúng biến mất. Nhưng nếu chủ quan và không đi khám, một cơn đột quỵ thực sự có thể sẽ xảy ra trong tương lai gần. Thống kê cho thấy, sau cơn TIA đầu tiên có đến 10-20% người bệnh sẽ xuất hiện đột quỵ sau 90 ngày, 50% người sẽ bị đột quỵ trong vòng 48 giờ đầu sau TIA, 1/3 người bệnh không được điều trị sẽ xuất hiện đột quỵ trong vòng 5 năm.

Vì vậy, các chuyên gia cảnh báo không nên xem thường TIA và đề nghị chuyển thành “tiền đột quỵ” hoặc “đột quỵ nhẹ” để mọi người nhận thức rõ về tình trạng này, chủ động phòng ngừa trước khi diễn tiến nặng hơn.

Chủ động phòng ngừa đột quỵ ở người bệnh xơ vữa mạch máu

Điều quan trọng để tránh biến cố đột quỵ trên người bị xơ vữa mạch máu là khắc phục tích cực và kiên nhẫn những bệnh sẵn có như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, thiếu máu não thoáng qua.

Đồng thời thay đổi lối sống như hạn chế rượu bia, thuốc lá, tránh stress, giữ đời sống tinh thần vui tươi lành mạnh, đừng bỏ qua bất kỳ cuộc hẹn nào với bác sĩ để được điều chỉnh thuốc (khi cần thiết) và thực hiện các cận lâm sàng phát hiện, xử lý kịp thời các biến chứng.

Như đã nói ở trên, điều đáng lo ngại là trên bề mặt của những xơ vữa hay hình thành những cục máu đông, gọi là huyết khối thành mạch. Chúng có thể vỡ ra thành nhiều mảng, di chuyển từ cổ lên não hoặc đọng lại, lớn dần gây thiểu năng tuần hoàn não, tắc mạch, thiếu máu não thoáng qua hoặc đột quỵ.

Vì vậy, biện pháp hàng đầu giúp dự phòng đột quỵ là ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Để thực hiện được mục tiêu này, các nhà khoa học Nhật Bản đã tìm ra nattokinase - một enzym được tách tách chiết từ "Natto" - món ăn truyền thống của xứ sở hoa anh đào được làm từ đậu tương lên men có tác dụng làm tan cục máu đông với độ an toàn cao.

Natto - mỹ thực nghìn năm của Nhật Bản giúp bảo vệ cơ thể trước sự hình thành cục máu đông (Ảnh minh họa)

Nền y học hiện đã nhiều lần “vào cuộc” công nhận tính hiệu quả của enzym này. Trên thực tế, có hơn 100 nghiên cứu trên thế giới về cơ chế làm tan cục máu đông của món natto đăng trên Thư viện Y khoa Mỹ. Còn theo Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) - tổ chức phi lợi nhuận quản lý hơn 90% nattokinase trên toàn cầu, riêng tại nước này có hơn 20 nghiên cứu kiểm chứng công dụng của nattokinase.

Nguồn SK&ĐS: https://suckhoedoisong.vn/xo-vua-mach-mau-canh-giac-voi-dot-quy-den-bat-ky-luc-nao-n193481.html