Xin ý kiến thành viên Chính phủ 6 nội dung liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô

Sau 5 lần trình dự thảo dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô vẫn còn tới 6 nội dung quy định chưa đạt được sự thống nhất.

Quy định về hành lang pháp lý cho các phương tiện ứng dụng hợp đồng vận tải điện tử vẫn chưa được sự đồng thuận cao

Theo thông tin của báo Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải vừa trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2017 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Được biết, theo quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP có tổng số 51điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó: Điều kiện chung có 21 điều kiện, tuyến cố định 4 điều kiện, xe buýt 06 điều kiện, taxi 13 điều kiện, hợp đồng, du lịch 5 điều kiện, hàng hóa 2 điều kiện.

Sau khi rà soát và đưa vào nội dung dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, Ban soạn thảo, Tổ biên tập đã thống nhất 3 quan điểm: (những nội dung đã quy định tại Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sẽ không đưa vào nội dung của dự thảo Nghị định thay thế; những nội dung mang tính chất tổ chức, quản lý hoạt động thì sẽ chuyển sang nội dung quy định tại Chương II. Quy định về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; loại bỏ những điều kiện không còn phù hợp với điều kiện thực tế.

Theo đó, Ban soạn thảo đã bỏ 8 điều kiện, đưa ra khỏi dự thảo Nghị định và chuyển sang nội dung quản lý 36 điều kiện, còn lại 3 điều kiện (điều kiện về quyền sở hữu và quyền sử dụng phương tiện; điều kiện về sức chứa xe của các loại hình kinh doanh).

Bên cạnh các nội dung đạt được sự thống nhất cao, trên cơ sở tổng hợp ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, tổ chức, cá nhân liên quan và ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp thì hiện vẫn còn có 6 nội dung quy định có các ý kiến khác nhau, vì vậy Bộ GTVT đề nghị xin ý kiến Thành viên Chính phủ xem xét quyết định, cụ thể như sau:

1. V quy định đối vi xe taxi tính tiền thông qua phần mềm (TAXI ĐIỆN TỬ); xe hợp đồng điện tử:

- Ý kiến thứ nhất: Như dự thảo Nghị định tại các Điều 6, Điều 7 và Điều 16 (dự thảo quy định có cả XE TAXI ĐIỆN TỬ và XE HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ tham gia kinh doanh vận tải). Quan điểm này, do Ban soạn thảo, Tổ biên tập xuất phát từ phát sinh trong thực tế và trên cơ sở kết quả 02 thí điểm ứng dụng hợp đồng điện tử đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng áp dụng cho xe từ 09 chỗ trở xuống đưa vào nội dung quy định tại dự thảo để có khung pháp lý chính thức đối với hoạt động vận tải này; đồng thời tại các cuộc họp đa số ý kiến các chuyên gia đều cho rằng xe hợp đồng điện tử (dưới 9 chỗ là phù hợp quy định của luật hiện hành) do đó không thể cấm, triệt tiêu cái mới và có lợi cho người dân.

- Ý kiến thứ hai (theo đề xuất của Hiệp hội taxi Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh): toàn bộ các phương tiện kinh doanh vận tải có sức chứa dưới 9 chỗ ứng dụng phần mềm tính tiền (bao gồm cả các phương tiện ứng dụng hợp đồng vận tải điện tử như đang hoạt động thí điểm hiện nay) phải là xe taxi. Theo ý kiến của Hiệp hội thì hoạt động của xe ứng dụng hợp đồng điện tử đối với xe dưới 09 chỗ có tính chất giống như xe taxi và cần phải quản lý như xe taxi để bảo đảm công bằng, do đó cần quy định đối tượng này là xe taxi (theo quan điểm này tức là sẽ không có xe hợp đồng dưới 9 chỗ).

Nội dung này, quan điểm của Bộ GTVT thống nhất thực hiện theo ý kiến thứ nhất với lý do việc kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng được sử dụng hợp đồng bằng văn bản giấy hoặc hợp đồng điện tử là phù hợp với quy định về Luật giao dịch điện tử, Luật dân sự, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư. Bản chất của hợp đồng là khách hàng biết trước được giá trị hợp đồng (quãng đường, số tiền...) và quyết định có đi hay không trước khi ký hợp đồng.

Qua kết quả hơn 2 năm thí điểm ứng dụng hợp đồng điện tử đối với hoạt động kinh doanh vận tải hành khách bằng xe hợp đồng áp dụng cho xe từ 9 chỗ trở xuống đã cho thấy các thuận lợi, hạn chế cần quy định để đảm bảo quản lý tốt loại hình kinh doanh vận tải theo hợp đồng (nội dung này đã được báo cáo cụ thể tại mục 1.4 của Tờ trình này). Theo đó việc tồn tại của xe hợp đồng điện tử, theo Bộ Giao thông vận tải là phù hợp với pháp luật hiện hành và cần bổ sung các quy định chặt chẽ hơn đối với việc ứng dụng hợp đồng điện tử nói chung và ứng dụng hợp đồng điện tử đối với xe dưới 09 chỗ nói riêng. Đồng thời bổ sung ứng dụng tính tiền thông qua phần mềm thay thế cho đồng hồ tính tiền trên xe taxi để phù hợp với thực tế và đề xuất của hiệp hội taxi.

Đây là một trong số các nội dung còn có ý kiến khác nhau. Do vậy, Bộ GTVT đề nghị xin ý kiến Thành viên Chính phủ xem xét quyết định.

2. V quy định đối vi đơn v kinh doanh vn ti hành khách theo hp đồng, du lịch và lái xe không được đón, tr khách thường xuyên, lp đi lp li hàng ngày ti tr s chính, tr s chi nhánh, văn phòng đại din hoc ti mt địa đim cđịnh khác do đơn v kinh doanh vn ti thuê, hp tác kinh doanh và quy định trong thi gian mt tháng, mi xe không được thc hin quá 30% tng s chuyến ca xe đó (xác định thông qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình và hợp đồng vận tải) đim khi hành vàđim kết thúc trùng nhau (tr nhng v trí do UBND cp tnh công b):

- Ý kiến thứ nhất: thống nhất với nội dung dự thảo tại điểm d, điểm đ Điều 7 và điểm d, điểm đ Điều 8 của dự thảo Nghị định. Đây là quan điểm của Ban soạn thảo, Tổ biên tập, đại diện nhóm phóng viên làm báo về lĩnh vực giao thông và tại Báo cáo Thẩm định số 97/BC-BTP ngày 19/4/2018, Bộ Tư pháp cho rằng: "Trong thời gian một tháng, mỗi xe không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến của xe đó có điểm khởi hành và điểm kết thúc trùng nhau là hợp lý đối với loại hình xe hợp đồng”.

- Ý kiến thứ hai: Đề nghị bỏ quy định này vì nội dung này không rõ mục tiêu quản lý, hạn chế đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện dịch vụ vận chuyển, đưa đón cán bộ, công nhân viên theo hợp đồng cho các cơ quan, doanh nghiệp; quy định này khó xác định lỗi vi phạm và việc quy định giới hạn đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định thì mỗi xe không được thực hiện quá 30% tổng số chuyến xe có điểm khởi hành và điểm kết thúc trùng nhau là chưa thực sự phù hợp.

Đối với nội dung này, quan điểm của Bộ GTVT thống nhất thực hiện theo ý kiến thứ nhất do vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định, vận tải khách du lịch theo bản chất của hợp đồng và du lịch không thể có tính chất lặp đi lặp lại và ngẫu nhiên thường xuyên xuất phát và kết thúc tại một điểm cố định. Bên cạnh đó, việc quy định như trên cũng vẫn đảm bảo phù hợp với quy định điều kiện kinh doanh cho mỗi loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã được quy định trong Luật giao thông đường bộ năm 2008 để bảo đảm sự minh bạch, công bằng giữa các hình thức kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát và xử lý tình trạng “xe dù, bến cóc” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nếu quy định này bị dỡ bỏ thì vô hình chung sẽ tạo thêm kẽ hở về pháp luật để “xe dù, bến cóc” và không có thêm giải pháp gì để kiểm soát và xử lý đối với đối tượng này. Quy định này là cơ sở để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải của các cơ quan quản lý nhà nước.

Đây là một trong số các nội dung còn có ý kiến khác nhau. Do vậy, Bộ GTVT đề nghị xin ý kiến Thành viên Chính phủ xem xét quyết định.

3. V quy định đối vi xe hp đồng, xe du lch phi thông báo mt s ni dung v Sở GTVT trước khi thc hin hp đồng:

- Ý kiến thứ nhất: Đề nghị giữ nguyên quy định trước khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở GTVT nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi đã được thể hiện trong hợp đồng vận chuyển (tại khoản 4 Điều 7 và khoản 5 Điều 8).

- Ý kiến thứ hai: Đề nghị bỏ quy định phải thông báo với lý do việc gửi thông báo này mất nhiều thời gian cho đơn vị kinh doanh vận tải và các Sở GTVT cũng không thể có đủ nhân lực để kiểm tra hết các báo cáo.

Bộ Tư pháp cũng đề nghị thực hiện theo ý kiến thứ hai, không quy định đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở GTVT nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi đã được thể hiện trong hợp đồng vận chuyển. Việc yêu cầu thực hiện thủ tục thông báo sẽ thêm thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp mà cũng không bảo đảm đạt được mục đích quản lý xe hợp đồng. Nội dung này, quan điểm của Bộ GTVT thống nhất thực hiện theo ý kiến thứ nhất do ffây là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát và xử lý tình trạng “xe dù, bến cóc” theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Nếu quy định này bị dỡ bỏ thì vô hình chung sẽ tạo thêm kẽ hở về pháp luật để “xe dù, bến cóc” và không có thêm giải pháp gì để kiểm soát và xử lý đối với đối tượng này. Quy định này là cơ sở để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra và hậu kiểm việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải của các cơ quan quản lý nhà nước.

Đây là một trong số các nội dung còn có ý kiến khác nhau. Do vậy, Bộ GTVT đề nghị xin ý kiến Thành viên Chính phủ xem xét quyết định.

4. Về quy địnhĐơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký hợp đồng vận tải với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thuê cả chuyến xe. Đối với mỗi chuyến xe đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 1 hợp đồng”:

- Ý kiến thứ nhất: Đề nghị giữ nguyên quy định tại điểm e khoản 1 Điều 7 và điểm c khoản 2 Điều 8 của dự thảo Nghị định quy định đối với mỗi chuyến xe, đơn vị kinh doanh vận tải chỉ được ký kết 01 hợp đồng.

Đây là nội dung đang áp dụng và được quy định từ thông tư số 63/2014/TT-BGTVT đưa lên quy định tại dự thảo Nghị định này và đây là ý kiến của nhóm phóng viên làm báo về giao thông cũng nhiều lần góp ý cho rằng quy định này là rất cần thiết; đồng thời ý kiến của các Sở GTVT, thanh tra giao thông thì đây là quy định cần để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra rất hiệu quả trong công tác chống xe trá hình tuyến cố định.

- Ý kiến thứ hai: Bộ Tư pháp, VCCI, một số doanh nghiệp vận tải tỉnh Thái Nguyên và một số chuyên gia đề nghị bỏ quy định này và cho rằng quy định này là không hợp lý, cản trở doanh nghiệp kinh doanh vận tải kết hợp nhận vận chuyển nhiều nhóm khách trên một tuyến đường để tiết kiệm chi phí. Việc hạn chế dịch vụ đi chung xe đối với xe hợp đồng là hạn chế quyền tự do giao kết hợp đồng, không phù hợp với nhu cầu sử dụng xe hợp đồng phục vụ cho việc đi làm, đi học (đưa đón một cách thường xuyên).

Nội dung này, quan điểm của Bộ GTVT là thống nhất thực hiện theo ý kiến thứ nhất do quy định này trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết để bảo đảm cho công tác quy quản lý vận tải được ổn định. Vì nếu cho mỗi xe được ký nhiều hợp đồng thì xe khách trá hình càng nhiều hơn. Nếu bỏ quy định mỗi xe chỉ được ký một hợp đồng thì bỏ luôn loại hình xe chở khách theo hợp đồng. Lúc đó các bến xe sẽ không còn xe khách vào nữa mà tất cả các xe đều sẽ ra bến cóc, bến lậu, hoặc chạy lòng vòng để đón khách gây mất trật tự vận tải, trật tự xã hội.

Đây là một trong số các nội dung còn có ý kiến khác nhau. Do vậy, Bộ GTVT đề nghị xin ý kiến Thành viên Chính phủ xem xét quyết định.

5. Về quy định điều kiện về đối tượng được sử dụng hợp đồng vận tải điện tử:

- Ý kiến thứ nhất: theo quy định tại khoản 2 Điều 13 dự thảo Nghị định:2. Chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã đã được cấp Giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch mới được sử dụng xe ô tô có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái) để kinh doanh vận tải khách sử dụng hợp đồng vận tải điện tử.

Xuất phát từ kiến nghị của các Hiệp hội taxi, Công ty Mai Linh có ý kiến phải nâng điều kiện đối với đối tượng này tương đương như taxi; đồng thời nội dung quy định này được kế thừa từ quy định tại Quyết định số 24/QĐ-BGTVT áp trọng trong thời gian thí điểm.

- Ý kiến thứ hai: Bỏ khoản 2 Điều 13 dự thảo Nghị định và cho phép cả các hộ kinh doanh được sử dụng hợp đồng điện tử khi kinh doanh vận tải bằng xe hợp đồng có sức chứa dưới 09 chỗ (kể cả người lái xe). Quan điểm này xuất phát từ đề nghị của VCCI và một số thành viên Ban soạn thảo, Tổ biên tập cho rằng việc hộ kinh doanh không được tham gia là bất hợp lý vì hộ kinh doanh vẫn đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh vận tải theo hợp đồng và Luật giao thông đường bộ năm 2008.

Đối với nội dung này, quan điểm của Bộ GTVT thống nhất thực hiện theo ý kiến thứ nhất do đối với việc sử dụng hợp đồng điện tử để áp dụng cho hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe hợp đồng có sức chứa dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe) thì quy định chỉ các doanh nghiệp, hợp tác xã có Giấy phép kinh doanh vận tải mới được thực hiện và hộ kinh doanh không được thực hiện. Còn lại đối với xe hợp đồng có sức chứa từ 9 chỗ trở lên (kể cả người lái xe) cho phép tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải có Giấy phép kinh doanh vận tải (gồm: doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh) được áp dụng hợp đồng điện tử. Quy định này được đề xuất trên cơ sở tổng kết thí điểm đối với xe hợp đồng điện tử dưới 9 chỗ (kể cả người lái xe).

Đây là một trong số các nội dung còn có ý kiến khác nhau. Do vậy, Bộ GTVT đề nghị xin ý kiến Thành viên Chính phủ xem xét quyết định.

6. Về quy định sửa đổi, bổ sung khái niệm kinh doanh vận tải:

- Ý kiến thứ nhất: thống nhất bổ sung định nghĩa về Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô (quy định tại khoản 2 Điều 3 dự thảo Nghị định). Đây là đề xuất của các Hiệp hội taxi, nhóm phóng viên theo dõi giao thông, Bộ Công Thương và một số ý kiến tham gia góp ý của tổ chức, cá nhân.

- Ý kiến thứ hai: không bổ sung thêm định nghĩa về Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô như quy định tại khoản 1 Điều 3 dự thảo Nghị định (Giữ nguyên như quy định của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP đang thực hiện). Đây là ý kiến của một số các chuyên gia, cho rằng: định nghĩa tại Khoản 1 Điều 3 không phù hợp với quy định của Luật Giao thông đường bộ (GTĐB) về kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.Trong nền kinh tế hiện đại, các doanh nghiệp có xu hướng chuyên môn hóa, tập trung đầu tư vào một hoặc một số công đoạn trong chuỗi giá trị, tìm cách tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.

- Nội dung này, căn cứ thực tế thực hiện thí điểm và bản chất của hoạt động kinh doanh vận tải, quan điểm của Bộ GTVT thống nhất thực hiện theo ý kiến thứ nhất do việc ứng dụng công nghệ trong hoạt động vận tải là tất yếu và vì vậy cần định nghĩa cụ thể về hoạt động kinh doanh vận tải để rành mạch giữa các đơn vị vận tải, đơn vị cung cấp ứng dụng qua đó xác định rõ trách nhiệm của đơn vị kinh doanh vận tải.

+ Việc đưa ra định nghĩa về kinh doanh doanh vận tải nhằm mục đích phân định rõ ràng khi nào thì các chủ thể tham gia vào các quá trình vận tải phải được coi là đơn vị kinh doanh vận tải và phải chấp hành các quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải. Quy định này cũng là cơ sở để xác định các đơn vị như Uber, Grab có phải là đơn vị kinh doanh vận tải hay là đơn vị công nghệ, đây là nội dung gây tranh cãi trong suốt thời gian vừa qua.

Như vậy, với định nghĩa trên thì các đơn vị như Uber, Grab nếu sử dụng phần mềm để phục vụ chung cho các đơn vị kinh doanh vận tải, thực hiện điều hành các phương tiện kinh doanh vận tải để vận chuyển hành khách (quyết định phương tiện nào sẽ thực hiện đón khách), quyết định giá cước vận tải thì phải là đơn vị kinh doanh vận tải. Trường hợp các đơn vị phần mềm này bán hoặc cung cấp dịch vụ ứng dụng phần mềm cho các đơn vị kinh doanh vận tải, các đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng phần mềm để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, điều hành phương tiện của mình để đón trả khách, quyết định giá cước thì khi đó các đơn vị phần mềm là các đơn vị cung ứng dịch vụ công nghệ.

Đồng thời, Bộ GTVT đã tiếp thu và sửa đổi tại khoản 4 Điều 16 của dự thảo Nghị định. Về trách nhiệm với cơ quan nhà nước, trách nhiệm về thuế và trách nhiệm đối với hành khách được thể hiện theo hợp đồng giữa đơn vị cung cấp phần mềm và đơn vị kinh doanh vận tải theo quy định tại khoản 2 Điều 15 của dự thảo Nghị định.

Đây là một trong số các nội dung còn có ý kiến khác nhau. Do vậy, Bộ GTVT đề nghị xin ý kiến Thành viên Chính phủ xem xét quyết định.

Anh Minh

Nguồn Đầu Tư: https://baodautu.vn/xin-y-kien-thanh-vien-chinh-phu-6-noi-dung-lien-quan-den-dieu-kien-kinh-doanh-van-tai-bang-o-to-d85905.html