Xét xử vụ gian lận thi cử rúng động Sơn La: Áp giải cựu công an tỉnh tới tòa

Nhiều nhân chứng và người có quyền lợi liên quan đến vụ gian lận thi cử ở Sơn La vắng mặt không lý do sẽ bị TAND tỉnh Sơn La áp dụng biện pháp áp giải.

Vắng mặt không lý do, cựu công an tỉnh sẽ bị áp giải tới tòa

Theo đúng kế hoạch, ngày 15/10, 8 bị can trong vụ gian lận thi cử đã bị đưa TAND tỉnh Sơn La đưa ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Các bị cáo tại phiên tòa

Các bị cáo tại phiên tòa

Trong phần thủ tục phiên tòa, sau khi lắng nghe ý kiến của kiểm sát viên, đại diện VKSND tỉnh Sơn La và ý kiến của các luật sư bào chữa về việc vắng vặng của những người làm chứng và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, HĐXX TAND tỉnh này đã tiến hành hội ý và đi đến quyết định.

Thành phần HĐXX sơ thẩm vụ nâng điểm thi rúng động Sơn La

HĐXX xét thấy, ông Hoàng Tiến Đức (nguyên giám đốc Sở GD&ĐT) có đơn xin xét xử vắng mặt và có lý do chính đáng nên HĐXX sẽ công bố lời khai của ông này tại phiên tòa.

Đối với một số người làm chứng khác, mặc dù tòa đã tống đạt giấy triệu tập hợp lệ, song những người này vắng mặt không lý do, HĐXX tuyên bố sẽ dùng biện pháp áp giải đối với Nguyễn Văn Hải, Lê Minh Loan, Phạm Phương Loan, Nguyễn Hồng Hà, Ngần Văn Lói, Nguyễn Minh Khoa trong những ngày xử tới.

Bên trong khu vực xét xử, các bị cáo đã được dẫn giải tới tòa

Theo tài liệu tố tụng, Cơ quan chức năng xác định có 18 người (trung gian) nhận thông tin thí sinh, trong đó có ông Hoàng Tiến Đức (Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La) nhận 8 thí sinh; Nguyễn Ngọc Hà (Trưởng phòng giáo dục THPT, Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La) nhận 10 thí sinh bao gồm cả con gái; Nguyễn Minh Khoa (nguyên Phó trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La) nhận 5 thí sinh…

Trong đó chỉ có 2 trường hợp không thừa nhận cung cấp thông tin thí sinh cho Đặng Hữu Thủy và Nguyễn Minh Khoa như Khoa và Thủy đã khai.

Số còn lại là 16 trường hợp thừa nhận chuyển thông tin thí sinh nhưng mục đích chỉ “nhờ xem điểm thi trước”.

Các đối tượng đều khai do xuất phát từ quan hệ bạn bè, đồng nghiệp, người thân nên đã tiếp nhận và chuyển thông tin của các thí sinh để nhờ xem điểm thi trước, không thừa nhận được bàn bạc, hứa hẹn về vật chất với gia đình thí sinh.

Cấu kết nâng điểm theo nguyện vọng

Tại kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Trần Xuân Yến, Lò Văn Huynh (Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục), Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên Phòng Khảo thí), Cầm Thị Bun Sọn (Phó trưởng Phòng chính trị Sở GD&ĐT), Đặng Văn Thủy (Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu), Đinh Hải Sơn (cán bộ công an tỉnh), Nguyễn Thanh Nhàn (Phó trưởng Phòng Khảo thí) và Đỗ Khắc Hưng (cán bộ công an tỉnh) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao với động cơ vụ lợi và động cơ cá nhân khác (vì mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp...) câu kết với nhau thực hiện hành vi rút bài thi trắc nghiệm sửa, nâng điểm; in khóa phách vòng 1 vòng 2 để nâng điểm cho 44 thí sinh.

Bị cáo Trần Xuân Yến

Để thực hiện hành vi nâng điểm, các bị can đã câu kết với nhau, rút bài thi các môn trắc nghiệm mang ra ngoài khu vực chấm thi để sửa nâng điểm, sau đó mang trả lại các túi đựng bài thi đã rút và thực hiện việc xóa toàn bộ file ảnh đã quét trước đó quét lại.

Bị cáo Nguyễn Thị Hồng Nga

Với bài thi tự luận (Ngữ văn), Nga cùng Nhàn in khóa phách vòng 1, vòng 2, sau đó Nhàn tra tìm khóa phách lấy thông tin của các thí sinh cần nâng điểm theo danh sách chuyển cho Huynh để nhờ tìm bài thi chấm nâng điểm.

Clip: Phiên xét xử vụ gian lận thi cử rúng động Sơn La

Tư Viễn - Phạm Tùng

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/xet-xu-vu-gian-lan-thi-cu-rung-dong-son-la-ap-giai-cuu-cong-an-tinh-toi-toa-a452718.html