Xem tàu ngầm Nga ở biển băng như xem phim viễn tưởng...

Mỹ vẫn là siêu cường quân sự đứng đầu thế giới, nhưng tác chiến ngầm ở Biển Bắc thì Mỹ không …

Không có cưa và xẻng USS Toledo Mỹ khó thoát khỏi lớp băng dày 40cm

Không có cưa và xẻng USS Toledo Mỹ khó thoát khỏi lớp băng dày 40cm

Việc 3 tàu ngầm hạt nhân của Nga nổi lên khỏi mặt băng dày 1,5m tại vùng Biển Bắc trong video của Bộ QP Nga cung cấp khiến giới quan sát quân sự nước ngoài coi đó như là một bộ phim khoa học viễn tưởng. Đây là lịch sử lần đầu tiên của lực lượng tàu ngầm Nga và tất nhiên là của thế giới.

Kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc cho đến giờ, phần đông đều khẳng định “bá chủ đại dương” là Hải quân Mỹ. Mỹ có một đội tàu chiến hùng hậu với 11 tàu sân bay xứng danh là “hải quân nước xanh” trong khi Hải quân Nga và Trung Quốc mới chỉ là “hải quân nước vàng” (hải quân gần bờ).

Cơ bản cho đến nay, hải quân Mỹ làm chủ mặt biển, có ưu thế lớn với lực lượng tàu chiển nổi so với Nga và Trung Quốc, nhưng trong lòng biển, tức lực lượng tác chiến ngầm (tàu ngầm, vũ khí ngầm) thì sao? Mỹ không qua mặt được Nga và có vẻ như Nga chiếm ưu thế.

Thực tế cuộc đối đầu Xô-Mỹ và bây giờ là Nga-Mỹ vẫn chưa bao giờ kết thúc và giữa họ luôn có 2 trường phái chiến thuật: Nếu Mỹ ưu tiên cho phát triển lực lượng trên biển như tàu sân bay, tàu khu trục…thì Nga-Xô ưu tiên cho phát triển lực lượng dưới mặt biển.

Kết quả: Nga có nền công nghệ “dưới mặt biển” tiên tiến, khoa học hơn Mỹ, trong khi lại kém hơn Mỹ lĩnh vực trên mặt biển. Nói gọn lại là Nga có lực lượng dưới mặt biển siêu hơn Mỹ trong khi Mỹ có lực lượng trên mặt biển vượt trội Nga.

Tất nhiên, một số người không đồng ý với đánh giá này, vậy chúng ta thử phân tích xem có đúng là lực lượng dưới mặt biển Nga chiếm ưu thế hay không so với Mỹ…

Lực lượng tàu ngầm Nga, cũng như Mỹ có đầy đủ chủng loại từ chạy bằng năng lượng hạt nhân cho đến Điện – Diesel. Tàu ngầm, quan trọng mang tính sống còn là bí mật, hoạt động ít tiếng ồn. Với tiêu chí đó, rõ ràng lực lượng tàu ngầm Nga được giới quân sự công nhận là rất ít tiếng ồn và thực tế được mang danh là “lỗ đen” thời còn chiến tranh lạnh.

Lực lượng tàu ngầm Nga có 3 điều đã được chứng minh là những điều “có một không hai” trên thế giới (tất nhiên Mỹ cũng sẽ không có):

1, Tàu ngầm Nga có thể phóng tên lửa ngay cả khi đang neo, đậu.

2, Tàu ngầm Nga phóng loạt “liên thanh” ngay cả tên lửa ICBM.

3, Tàu ngầm Nga không chỉ nổi lên trên mặt băng mà còn phóng tên lửa dưới lớp băng.

Đây là vấn đề thuộc về tính năng kỹ - chiến thuật độc đáo mà không có một lực lượng tàu ngầm nào trên thế giới có được, làm chủ được. Tính năng kỹ-chiến thuật này nó thể hiện lên 3 nguyên tắc cần có của tác chiến: mức độ sẵn sàng chiến đấu; bí mật bất ngờ trong đòn tấn công và uy lực đòn tấn công (vũ khí).

Tôi đã phân tích kỹ trong các bài trước về 2 tính năng kỹ-chiến thuật của việc tàu ngầm phóng được tên lửa ngay cả khi đang neo, đậu và phóng loạt (liên thanh) tên lửa loại ICBM nên không nói lại mất thời gian, mà chỉ nói về tính năng kỹ-chiến thuật thứ 3: Nổi lên lớp băng và Phóng tên lửa dưới lớp băng.

1, Trồi lên khỏi mặt băng

Đơn giản à? Không hề một chút nào nào hết, muốn được phải có công nghệ chế tạo ra lớp vỏ của tàu ngầm như nào mới dám và kỹ thuật để nổi lên ra sao…

Còn nhớ, mới đây, Mỹ đã tiến hành một cuộc “tập trận trên băng” (Ice Exercise-20) có sự tham gia của tàu ngầm hạt nhân “USS Toledo” của Hải quân Mỹ tại Bắc Cực. Dự kiến là là Toledo có thể nổi lên mặt băng có độ dày 70-80cm (chưa đến 1m) nhưng cuối cùng nó bị mắc kẹt trong lớp băng 40cm.

Ba con tàu ngầm Nga nổi lên lớp băng dày 1,5m thì 2 hai tàu cùng cờ hiệu, thuộc về tàu ngầm hạt nhân thuộc dự án 667BDRM Dolphin, được trang bị tới 16 tổ hợp tên lửa đạn đạo (SLBM) dùng nhiên liệu lỏng R-29RMU2 Sineva.

Tàu ngầm Tula nổi trên Bắc Băng Dương trong một đợt huấn luyện năm 2012. Ảnh: TASS.

Con thứ ba là tàu ngầm Dự án 955 Borey K-535 Yuri Dolgoruky hoặc tàu ngầm K-549 Knyaz Vladimir Dự án 955A Borey-A. Các tàu ngầm này được trang bị tới 16 đơn vị tên lửa SLBM sử dụng nhiêu liệu rắn R-30 "Bulava-30".

Ba con ngầm này của Nga, mỗi con trang bị 16 ICBM, mỗi tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân và chúng đều có khả năng thực hiện cú “SALVO” (phóng liên thanh). Hai loại tàu ngầm này, chúng SALVO giải phóng 16 tên lửa chưa đầy 60 giây cả ở trạng thái chìm.

Như vậy, nếu như nó muốn tấn công vào nước Mỹ ở hướng Bắc Cực thì nếu như nó salvo ở trạng thái nổi, cứ cho là vệ tinh Mỹ phát hiện, nhìn thấy chúng ngay tức khắc, thì 60 giây sau, 48 tên lửa Bulava (16) và Sineva (32) với tổng cộng 480 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn 50 kilotons đã vào lãnh thổ Mỹ…còn chúng thì lặng lẽ lặn xuống, mất hút dưới lớp băng.

Tàu ngầm hạt nhân Mỹ như USS Toledo thì không thể, chúng mắc kẹt và sẽ làm mồi cho máy bay săn ngầm. Vì thế, để giải phóng cho nó khỏi mắc kẹt, tàu ngầm hạt nhân Mỹ còn trang bị cho lính tàu ngầm vũ khí gồm cưa và xẻng dùng để cưa băng và xúc băng…

2, Phóng tên lửa dưới mặt băng

Trong cuộc thám hiểm mang tên Umka-2021, ba tàu ngầm Nga ngoài việc nổi lên mặt băng dày 1,5m thì chúng có một nhiệm vụ khác là tạo ra lỗ băng để phóng tên lửa khi tàu ở trạng thái chìm. Nhiệm vụ nó thành công như báo cáo của Tư lệnh hải quân Nga Đô đốc Nikolai Evmenov với Tổng thống Putin về Umka-2021.

Nếu như tại vùng biển Bắc Cực, các tàu ngầm hoạt động dưới lớp băng được lớp băng bảo vệ rất an toàn mà đối phương rất khó phát hiện khi hành trình thì chính lớp băng lại là yếu tố bất lợi khiến cho tàu ngầm bị lộ khi tấn công bằng tên lửa.

Muốn tấn công bằng tên lửa, tức phóng tên lửa bay lên khỏi lớp băng, các tàu ngầm phải tìm một lỗ băng tự nhiên hoặc phải ra rìa các khối băng trôi, hoặc phải nổi lên khỏi lớp băng để tiến hành phóng.

Điều này quả thật là những cái bẫy mà lực lượng săn ngầm của đối phương đã đặt sẵn. Tàu ngầm Mỹ, cũng như tàu ngầm Nga đều phải thực hiện thao tác này trước khi phóng.

Tuy nhiên, giờ đây, tàu ngầm Nga đã tiến hành thực hiện thành công “chuẩn bị lỗ băng” (tạo ra lỗ băng) cho tên lửa bay lên. Đây chính là điều khiến các nhà quân sự Mỹ… thót tim.

Việc tàu ngầm Nga hiện nay không cần phải tìm “lỗ băng” tự nhiên hay ra rìa các tảng băng trôi để phóng tên lửa mà họ tự tạo lấy “lỗ băng” trước khi phóng tên lửa là một kỹ năng chiến thuật độc đáo, có một không hai của lực lượng tàu ngầm thế giới.

Cho đến hiện nay, lực lượng tàu ngầm Mỹ ở Biển Bắc chưa có khả năng phóng tên lửa ở dưới lớp băng và chưa có khả năng nổi lên khỏi lớp băng để phóng tên lửa nếu như không có cưa và xẻng. Vì vậy, ai bá chủ Biển Bắc? Quân Nga. Hết!

Ở góc nhìn quân sự, không ai có thể phủ nhận hiện nay, Mỹ vẫn là siêu cường quân sự số 1 thế giới. Tuy nhiên, tác chiến ngầm ở chiến trường Biển Bắc thì chưa hẳn Mỹ là số 1.

Lê Ngọc Thống

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/xem-tau-ngam-nga-o-bien-bang-nhu-xem-phim-vien-tuong-3429780/