Xem lại diễn xuất đầy cảm xúc của NSƯT Bùi Cường trong vai Chí Phèo

Vai Chí Phèo trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy là vai diễn để đời của NSƯT Bùi Cường. Cùng xem lại bộ phim để thấy được diễn xuất tài năng, đầy cảm xúc của ông.

NSƯT Bùi Cường vừa qua đời ở tuổi 71 vào sáng sớm 3/8 tại bệnh viện sau 10 ngày bị tai biến.

NSƯT Bùi Cường sinh năm 1947 tại Hà Nội. Hơn 35 năm gắn bó với nghề diễn, ông được khán giả nhớ tới với vai Chí Phèo trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy.

Vai diễn này đã mang về cho ông Huy chương vàng ở hạng mục Diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 6 (năm 1983).

Ông chia sẻ, để tạo cho mình vẻ ngoài say khướt, luộm thuộm của Chí Phèo, Bùi Cường dành nhiều thời gian để tập đôi mắt mơ màng, dáng đi chuệch choạng và đặc biệt là tự tạo cho mình tiếng cười đặc biệt có "một không hai" cả trong khi đang tắm. "Đó là tiếng cười nghẹn ở cổ họng, giống như con chó bị hóc xương. Thân phận Chí Phèo cũng giống như con chó ấy, bị xã hội chèn ép và xô đẩy.

Sau thành công của vai Chí Phèo, Bùi Cường được mời vào một loạt vai diễn tiếp theo như: Trần Tuấn trong phim “Phút thứ 89” (đạo diễn Quốc Long), Trần Quân trong phim “Kẻ giết người” (đạo diễn Hoài Linh), Tướng cướp trong “Dòng sông vàng” (đạo diễn Kiều Tuấn), Mộc trong phim “Không có đường chân trời” (đạo diễn Nguyễn Khánh Dư), chủ quán trong phim “Vụ áp phe Đông Dương” (đạo diễn Trần Đắc) Năm Hòa trong phim “Biệt động Sài Gòn” (đạo diễn Long Vân)...

Chí Phèo là một người nông dân bình thường, sau đó Chí Phèo bị giam giữ do Bá Kiến ghen tuông, đẩy hắn vào tù. Chí Phèo trở thành tay sai, đã giúp Bá Kiến, từ một nông dân bình thường bây giờ đã trở thành một tên quái vật hung ác, ngang ngược ở đời. Kết quả là, cả cơ thể và tâm hồn của chí phèo đã bị phá hủy nặng nề, trở thành kẻ xấu xa, hung ác. Đang bị áp bức, người dân xã nông nghiệp đã không có sự lựa chọn nào khác.

Chí Phèo là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao viết vào tháng 2 năm 1941. Chí Phèo là một tác phẩm xuất sắc, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao, đồng thời là một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội.

Sau đó, Chí Phèo nhờ có tình thương của thị Nở đã đánh thức tính người ở Chí Phèo. Hắn đã tỉnh dậy sau những cơn say triền đắm. Chí đã trở lại với cuộc sống tự nhiên, đem lòng yêu Thị Nở. Hai người đem lòng yêu nhau. Chí đã sống với bản chất đẹp của một con người kể từ đó.

Sau đó, vì bị cự tuyệt quyền làm người và nhận ra kẻ thù chính của cuộc đời mình là Bá Kiến, Chí Phèo đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình. Cái chết của Chí Phèo rất quan trọng, vì nó đã nói lên sự bế tắc của người nông dân bị tha hóa trong xã hội u ám, khiến Chí rơi vào bước đường cùng.

Tuấn Anh

Nguồn Gia Đình Mới: https://www.giadinhmoi.vn/xem-lai-dien-xuat-day-cam-xuc-cua-nsut-bui-cuong-trong-vai-chi-pheo-d9771.html