'Xem đêm, càng đêm' - Văn hóa Bắc Bộ qua góc nhìn của nghệ thuật

Triển lãm nghệ thuật sắp đặt 'Xem đêm, Càng đêm' được tổ chức tại Hà Nội vừa qua đã mang đến cho khán giả những tác phẩm với góc nhìn ánh sáng ấn tượng trong đêm đen, trải nghiệm cảm giác đặc biệt được hòa mình vào bóng tối.

Không gian trưng bày của phần 1 được lấy cảm hứng từ những vật dụng vẫn đang được sử dụng hàng ngày trong đời sống của đồng bào vùng Tây Bắc và nông thôn Bắc Bộ, được ngăn cách bằng những mành mỏng thành từng ô vuông, tạo cảm giác mờ ảo, bí ẩn cho người đến tham quan.

Không gian trưng bày của phần 1 được lấy cảm hứng từ những vật dụng vẫn đang được sử dụng hàng ngày trong đời sống của đồng bào vùng Tây Bắc và nông thôn Bắc Bộ, được ngăn cách bằng những mành mỏng thành từng ô vuông, tạo cảm giác mờ ảo, bí ẩn cho người đến tham quan.

Tại phần 2 "Càng đêm", khác với phần 1, các tác phẩm trong phần hai được sáng tạo từ những vật dụng đã bị lãng quên trong cuộc sống, gợi cho người ta cảm giác được sống lại trong ký ức ngày xưa.

Tác phẩm Lưng chừng Tu Di được làm từ chất liệu nhôm đúc, diễn tả cuộc sống vùng cao, nơi trập trùng đồi núi của các đồng bào vùng Tây Bắc.

Tác phẩm "Bập bập bùng" được tạo nên từ giấy bản, là ngọn lửa ấm trên căn bếp nhỏ, nơi mỗi buổi tối mọi thành viên trong nhà quây quần bên nhau.

Tác phẩm "Đối ngẫu" được tạo nên từ hai chất liệu giấy bản và đồng, gồm hai phần âm (trên) và dương (dưới), thể hiện sự hòa hợp giữa hai phần tất yếu của cuộc sống.

Tác phẩm "Phượng cầu Hoàng" tựa như chim phượng trống đi tìm chim phượng mái, là câu chuyện đẹp về tình yêu đôi lứa.

Tác phẩm "Thập mục ngưu đồ" (bộ 10 bức) được coi là tinh hoa của Phật giáo. Đồng thời bộ tranh còn là những diễn tả chân thực về cuộc sống làng quê ở Đồng bằng Bắc Bộ.

Bức "Thấy dấu" trong bộ sưu tập "Mục ngưu đồ" miêu tả cậu bé mục đồng đi tìm trâu và phát hiện dấu vết.

Bức "Chăn trâu" cũng nằm trong bộ sưu tập "Mục ngưu đồ" khắc họa tâm trạng vui tươi, hồn nhiên của cậu bé gắn với cuộc sống vùng nông thôn.

Tác phẩm "Tỏa sáng" lấy cảm hứng từ những con dấu triện thời xưa, với hình dáng giống những thỏi socola đang tan chảy, tỏa ra thứ ánh sáng ngọt ngào, cổ kính.

Tác phẩm "Đốt cháy mặt trờ" được thiết kế theo hình dáng thẻ quẻ của nhữn thầy cúng vùng núi cao, mang theo hy vọng về một cuộc sống no ấm, hạnh phúc.

Tác phẩm "Cá mơ" được treo lơ lửng trên nền đêm, thể hiện ước mơ được hóa rồng.

Tác phẩm "Những vì sao bất xứng" (gồm hai tác phẩm nhỏ là Mỏi xanh – phải và Tịch mịch – trái), lấy cảm hứng từ lưỡi rìu với lớp rải thủy tinh phía dưới như những giọt nước mắt trong chuyện tình yêu của người con gái.

Phương Lê

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/giai-tri/xem-dem-cang-dem-van-hoa-bac-bo-qua-goc-nhin-cua-nghe-thuat/861408.antd