Xem ảnh hầu đồng của Nguyễn Á

(ĐTTCO) - Còn rất nhiều điểm cần phân biệt về các nghi lễ đích thực của tín ngưỡng thờ mẫu với hoạt động “hầu đồng” nói chung, song dân gian biết đến tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ khá nhiều qua hoạt động hầu đồng.

Nếu chỉ nhìn vào khía cạnh diễn xướng, những nghi lễ hầu đồng thường diễn ra trong động tĩnh liên tục, sắc màu phong phú, các điệu múa hòa trong những điệu chầu văn luyến láy độc đáo.

Nhất là những khoảnh khắc đặc biệt, như chuyển động của đôi hèo để múa khi các thanh đồng đang hầu và lúc đang “nhập vai”, tung hứng nhuyễn dính giữa các thanh đồng và người xem trong một không gian thăng hoa. Một trong những nét độc đáo là màu sắc văn hóa bản địa vô cùng rực rỡ.

Di sản Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt vừa được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Còn rất nhiều điểm cần phân biệt về các nghi lễ đích thực của tín ngưỡng thờ mẫu với hoạt động “hầu đồng” nói chung, song dân gian biết đến tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ khá nhiều qua hoạt động hầu đồng.

Thanh đồng Lê Thị Huệ (Quảng Ninh) có thâm niên ba năm hầu đồng hầu giá Cậu Bé

Cùng với trang phục, các trang sức khá quan trọng
để tôn lên vẻ đẹp rực rỡ, tính cách của từng vị thánh

Thanh đồng Phạm Văn Thăng (Ninh Bình), 7 năm hầu đồng,
hầu giá Chầu Đệ Nhị

Cảnh ban lộc

Khách nước ngoài xem biểu diễn hầu đồng tại đền Chầu Lục (Lạng Sơn)

Đồng thầy Võ Văn Học (Nam Định) đã 25 năm hầu đồng hầu giá Cô Bé Minh Lương

Đồng thầy Nguyễn Đức Hiển (Hà Nội) có 25 năm hầu đồng - -hầu giá Chúa Thác Bờ

Đồng thầy Đặng Thị Nữ (Huế) cùng tân đồng nhí Đăng Đinh Hiền (7 tuổi)
hầu giá Bà Bạch Ba Công Chúa trên thuyền trước điện Huệ Nam

Tuổi trẻ

Nguồn SGĐT: http://www.saigondautu.com.vn/pages/20161213/xem-anh-hau-dong-cua-nguyen-a.aspx