Xe tăng và tên lửa phòng không Nga cháy hàng

Chiến tranh tại Syria là một phần của chiến dịch quảng cáo vũ khí Nga.

Xin được giới thiệu vói bạn đọc bài viết và phỏng vấn các chuyên gia của phóng viên Liudmila Nhikolaieva về kết quả xuất khẩu vũ khí Nga từ đầu năm 2018 đến nay. Bài đăng trên “Svobodnaia Pressa” ngày 17/10/2018.

Trên ảnh: Các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Тriumph (Ảnh: Xergey Malgavko /ТАSS)

Trên ảnh: Các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Тriumph (Ảnh: Xergey Malgavko /ТАSS)

I.Phần dẫn của Liudmila Nhikolaievna

Bất chấp sức ép và đe dọa từ phía Mỹ, Ấn Độ vẫn mua một số tổ hợp tên lửa phòng không S-400 “Triump” Nga tổng trị giá hơn 5 tỷ dô la.

Trước đó không lâu, Iraq đặt mua của Nga 73 xe tăng sery “T-90S/SK” ( "Т-90С/СК”). Việt Nam cũng mua những xe tăng này. Đang xếp hàng chờ mua- Ai Cập.

Theo số liệu của các phương tiện truyền thông Algeria thì, Matxcova và Cairo (Ai Cập) đã đạt đượcthỏa thuận lắp ráp theo giấy phép không ít hơn 400 tăng "Т-90С/СК” trên lãnh thổ khách hàng (Ai Cập). Chương trình sẽ được triển khai ngay trong mùa xuân tới (năm2019) và sẽ kéo dài trong giai đoạn 2019-2026, mỗi năm lắp ráp 50 xe tăng “Т-90S/SК”.

Xe tăng Nga T-90S

Có thể liệt kê thêm việc Nga bắt đầu triển khai chiến dịch quảng bá trên các thị trường nước ngoài tổ hợp tên lửa phòng không mới nhất “Viking” (Buk-M3)- một tổ hợp tên lửa phòng không đa kênh cơ động tầm trung phát triển từ dòng tên lửa phòng không nổi tiếng trên thế giới “Kub”- “Buk”.

Nếu so sánh với các mẫu trước (trong dòng “Kub” và “Buk”), tầm bắn của tên lửa mới này (Viking) đã tăng 1,5 lần- lên tới 65km. Số lượng các mục tiêu có thể bắn cùng lúc cũng tăng: đến 6 mục tiêu đối với mỗi tổ hợp hỏa lực tự hành.

Không loại trừ khả năng là đến cuối năm chúng ta còn có thể nhận được thông báo về một hợp đồng hợp tác kỹ thuật quân sự - kỹ thuật quy mô lớn nào đó (và có thể không phải chỉ có một hợp đồng).

Và nếu như tổng giá trị xuất khẩu vũ khí ra nước ngoài của “Rosoboronexport” (Cơ quan xuất khẩu vũ khí Nga- đại đa số các hợp đồng xuất khẩu sản phẩm quân sự đều được thực hiện qua “Rosoboronexport”) trong năm 2017 là hơn 17 tỷ đô la ( theo một số liệu khác- hơn 16 tỷ đôla), thì trong năm 2018, con số trên có thể lên tới 17-18 tỷ đôla.

Tất cả những thông tin trên, dĩ nhiên, không thể không làm chúng ta phấn khởi. Muốn nói gì thì nói, vũ khí trang bị hiện đại- đó đã là một bảo đảm cho an ninh quốc gia.

Các hoạt động tác chiến tại Syria đã khẳng đỉnh rằng phương tiện kỹ thuật (quân sự) của chúng ta (Nga) quả thực là một trong những loại phương tiện kỹ thuật quân sự tốt nhất trên thế giới. Tiện đây xin bổ sung thêm thông tin - đã có tới 215kiểu vũ khí – khí tài quân sự được thử nghiệm tại chiến trường Syria.

Đó một mặt của vấn đề Nhưng còn mặt khác- có phải tất cả đều đã tốt đẹp như Bộ quốc phòng và các nhà xuất khẩu vũ khí Nga đã khẳng định không?

I. Phần phỏng vấn

1/ Thiếu tướng không quân, Anh hùng Liên Xô Aleksandr Rutskoi

Vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại Nga hoàn toàn xứng đáng với sự quan tâm của 62 nước trên thế giới. Đặc biệt là những phương tiện kỹ thuật quân sự đã được thử thách qua thực tiễn tác chiến. Tại Syria. Syria không phải là các triển lãm quốc tế trưng bày các mẫu vũ khí.

“SP” (“Svobodnaia Pressa”):- Những loại vũ khí được các khách hàng nước ngoài quan tâm nhất là những vũ khí mà Nga có thế mạnh trong thiết kế- chế tạo- các phương tiện phòng không, các hệ thống pháo, xe tăng, không quân chiến dấu. Ông có thể nói gì về các máy bay tiêm kích và máy bay ném bom Nga- liệu chúng có đáp ứng đươc tất cả các yêu cầu hiện đại không?

-Tôi có thể khẳng định rằng chúng (các máy bay tiêm kích và ném bom Nga) hiện này đáp ứng các tiêu chí thế hệ 4- chúng thực sự là các máy bay đẳng cấp cao. Nhờ có hệ thống phân phối lực đẩy hoàn thiện nên chúng có khả năng cơ động rất cao, và về nguyên tắc có thể công kích bất cứ kiểu mục tiêu nào. Triển vọng của các máy bay này rất sáng sủa.

Chúng chắc chắn không những không thua kém, mà còn có một số tham số ưu việt hơn các máy bay cùng loại của Mỹ. Nhưng lẽ ra chúng ta đã phải đạt tới trình độ này từ 10 năm trước đây.

“SP”: - Thế còn những tổn thất khi bay của chúng ta tại Syria thì sao? Chiếc Il-20 bị bắn rơi ngày 18/9 đã là chiếc thứ 8 bị bắn rơi tại Syria?

- Về chuyện này thì không nên hỏi các công trình sư, mà phải hỏi chính Bộ Tư lệnh VKS (Bộ Tư lệnh Bộ đội đường không- vũ trụ Nga). Đây là lỗi của Bộ Tư lệnh VKS. Bất cứ một quân nhân nào cũng tin như vậy cả. Mà có gì đáng ngạc nhiên đâu khi mà Tổng tư lệnh VKS lại là một ông lính tăng chứ không phải là một phi công.

“SP”: - Rất có thể, có vấn đề về công tác cán bộ? Và chính sai lầm trong công tác cán bộ đã gây ra những hậu quả có thể cảm nhận rất rõ trong rất nhiều lĩnh vực hoạt động trong nước.

- Bạn đang nói cái gì vậy! Trong ngành hàng không Nga có rất nhiều người xuất sắc. Có đủ người để mà lựa chọn. Nhưng không thể hiểu tại sao Tổng thống Putin lại chọn bổ nhiệm một ông tướng lục quân làm Tư lệnh Bộ đội đường không- vũ trụ Nga. Suốt một năm nay tôi nghĩ đến vỡ đầu nhưng vẫn không thể hiểu được - tại sao lại như vậy?

“SP”: - Trong số các nước tích cực mua sắm vũ khí Nga trong thập kỷ này có Ấn Độ, Venezuela, Các tiểu vương quốc Arập, Algeria, Trung Quốc. Có tới 61% vũ khí Trung Quốc mua của nước ngoài là từ Nga. Chỉ có mỗi Ấn Độ có tỷ lệ cao hơn- 70%. Một số các nhà chính trị học Nga cho rằng Kremlin đã phạm một sai lầm nghiêm trọng khi cung cấp cho các láng giềng phía Đông những tổ hợp vũ khí hiện đại. Họ nói rằng, thiếu gì chuyện có thể xảy ra....

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/xe-tang-va-ten-lua-phong-khong-nga-chay-hang-3367489/