Xe tăng T-90S của Việt Nam phóng được tên lửa nào qua nòng pháo?

Loại tên lửa chống tăng được sử dụng phổ biến với xe tăng T-90S đó là tên lửa 9M119 Refleks. Loại tên lửa này cũng được sử dụng trên xe tăng T-80 và T-84.

Loại tên lửa có thể phóng qua nòng xe tăng T-90S đang sử dụng hiện tại là tên lửa 9M119. Đây là loại tên lửa chống tăng dẫn đường đã hơn 40 tuổi từng được chế tạo từ thời Liên Xô.

Loại tên lửa có thể phóng qua nòng xe tăng T-90S đang sử dụng hiện tại là tên lửa 9M119. Đây là loại tên lửa chống tăng dẫn đường đã hơn 40 tuổi từng được chế tạo từ thời Liên Xô.

Được ra đời để thay thế cho các tên lửa 9K112 Kobra đời cũ trước đó, tên lửa 9M119 Refleks hiện đang là loại tên lửa được sử dụng phổ biến trên xe tăng T-90, T-80 hay T-84. Thậm chí phiên bản M-84AS của Serbia cũng tương thích với loại tên lửa này.

Loại tên lửa này có giá thành sản xuất khá thấp, chỉ vào khoảng 40.000 USD cho mỗi trái tên lửa. Điều này có nghĩa là sẽ khá "lãi" khi sử dụng một quả tên lửa giá 40.000 USD để hạ gục một xe tăng chủ lực có giá nhiều triệu USD của đối phương.

Tên lửa có trọng lượng tổng cộng 17,2 kg, đường kính 125mm - đúng bằng đường kính của nòng pháo chính được trang bị trên xe tăng chủ lực T-90S/SK cũng như trên nòng pháo của xe tăng T-80 và T-84. Nguồn ảnh: Rumil.

Tên lửa sử dụng đầu đạn chạm nổ hoặc kích nổ từ xa. Trong nhiều trường hợp, các xạ thủ kỳ cựu sẽ phóng Refleks cao hơn mục tiêu và kích nổ ngay khi tên lửa đang ở trên nóc xe tăng đối phương - nơi có giáp mỏng nhất. Nguồn ảnh: Wikiwand.

So với tầm bắn hiệu quả của khẩu pháo chính trên xe tăng chủ lực T-90, Refleks có tầm hiệu quả gấp đôi, tối đa có thể lên tới 5000 mét. Trong khi đó, các loại pháo xe tăng hiện tại chỉ có tầm bắn dưới 3 km, độ chính xác hiệu quả trong tầm 1,5 km trở lại. Nguồn ảnh: Wikiwand.

Khi được triển khai ra khỏi nòng pháo 125mm, phần đuôi của Refleks sẽ tung ra các cánh ổn định để nó duy trì đường bay trong suốt hành trình của mình. Nguồn ảnh: Wikiwand.

Tên lửa Refleks không có hệ thống dẫn đường độc lập mà sẽ được chỉnh hướng bay dựa vào xạ thủ. Sau khi rời nòng, tên lửa sẽ cháy ở phần đuôi, giúp xạ thủ nhận biết được đường bay của nó để hiệu chỉnh lại. Nguồn ảnh: Forces.

Quá trình hiệu chỉnh này cần được diễn ra nhanh chóng vì với khoảng cách 4000 mét, tên lửa Refleks sẽ bay hết tầm chỉ trong 11,7 giây. Với khoảng cách 5000 mét, xạ thủ sẽ có 17,6 giây trước khi tên lửa bay hết tầm. Nguồn ảnh: Forces.

Tên lửa phát nhiệt ở đuôi để xạ thủ có thể thấy rõ nó qua ống nhòm, sau đó điều chỉnh để đầu đạn bay trúng mục tiêu. Nguồn ảnh: Forces.

Theo tính toán của nhà sản xuất, loại tên lửa này sẽ có khả năng xuyên thủng 700 tới 900 mm giáp phản ứng nổ - nghĩa là nó có đủ sức hạ gục mọi loại xe tăng trên thế giới hiện tại. Nguồn ảnh: Forces.

Mặc dù là loại tên lửa rất phổ biến được sử dụng cùng các xe tăng T-90S/SK; tuy nhiên hiện vẫn chưa có tài liệu nào xác nhận Việt Nam đang sở hữu các tên lửa này cùng các xe tăng chủ lực của ta. Nguồn ảnh: Forces.

Tên lửa 9M119 phóng qua nòng xe tăng chủ lực T-90S.

Khắc Đôn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/xe-tang-t-90s-cua-viet-nam-phong-duoc-ten-lua-nao-qua-nong-phao-1346158.html