Xe tăng Pháp 'thúc thủ' trước vũ khí chống tăng Việt Nam

Những vũ khí mang tính thành tựu của ngành quân khí Việt Nam, không chỉ giúp quân-dân ta bớt hy sinh xương máu mà còn đánh bại các mưu đồ của giặc Pháp.

Trong kháng chiến chống Pháp sau năm 1946, ngành quân khí Việt Nam đã có đóng rất lớn vào chiến thắng cuối cùng của quân và dân ta khi chế tạo thành công hai loại vũ khí cực kỳ hữu dụng giúp ta có thể vô hiệu hóa các đơn vị tăng thiết giáp lẫn đồn bót của địch. Nguồn ảnh: QPVN.

Trong kháng chiến chống Pháp sau năm 1946, ngành quân khí Việt Nam đã có đóng rất lớn vào chiến thắng cuối cùng của quân và dân ta khi chế tạo thành công hai loại vũ khí cực kỳ hữu dụng giúp ta có thể vô hiệu hóa các đơn vị tăng thiết giáp lẫn đồn bót của địch. Nguồn ảnh: QPVN.

Các loại vũ khí có hỏa lực mạnh do ngành quân khí Việt Nam chế tạo là công cụ hữu hiệu giúp các đơn vị bộ đội chủ lực của ta xóa sổ hàng loạt các đợt hành quân, lẫn các căn cứ phòng thủ kiên cố của giặc Pháp trong suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến. Nguồn ảnh: QPVN.

Và người có công rất lớn trong những chiến thắng đó chính là Giáo sư - Viện trưởng Trần Đại Nghĩa, người đứng đầu ngành quân khí Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp, tác giả của hai loại vũ khí súng chống tăng Bazooka và súng không giật SKZ cơn ác mộng của lực lượng viễn chinh Pháp. Nguồn ảnh: QPVN.

Điều kiện làm việc của ngành quân khí lúc bấy giờ là rất khó khăn, nhà xưởng được dựng tạm trong những lán giữa rừng. Nhưng bất chấp những khó khăn ban đầu ngành quân khí vẫn vươn lên cho ra đời hàng loạt mẫu khí tốt cho bộ đội ta đánh Pháp. Nguồn ảnh: QPVN.

Máy móc ban đầu của ngành đều được ta trưng dụng từ các nhà máy xí nghiệp ở Hà Nội và được di dời lên chiến khu sau năm 1946, hầu hết đều là máy móc kiểu cũ, có độ chính xác không cao và phải cần rất nhiều sức người để vận hành, chế tạo. Nguồn ảnh: QPVN.

Những quả lựu đạn được Quân khí Việt Nam chế tạo. Giáo sư - Viện trưởng Trần Đại Nghĩa vốn đã từng làm việc tại Pháp trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Sau khi Pháp đầu hàng phát xít, nước Pháp bị Đức chiếm đóng GS-VT Trần Đại Nghĩa bị quân Đức ép sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện nghiên cứu vũ khí. Nguồn ảnh: QPVN.

Trở vể nước sau năm 1945, với nguồn kiến thức vốn có của mình, ông luôn thôi thúc bản thân phải chế tạo ra được một loại súng chống tăng có thể bắn hạ được xe tăng và xe thiết giáp của giặt Pháp. Để không còn nữa những người lính cảm tử quân dùng bom ba càng đánh xe tăng địch. Nguồn ảnh: QPVN.

Sau một thời gian nghiên cứu, những khẩu súng chống tăng Bazooka đầu tiên của Việt Nam đã được GS-VT Trần Đại Nghĩa cho ra đời với sức công phá ngang ngửa so với các loại Bazooka được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Thế giới 2. Nguồn ảnh: QPVN.

Nguyên mẫu một khẩu Bazooka do quân khí Việt Nam chế tạo trong thời kỳ kháng chiến 9 năm. Đây là khẩu súng chống tăng đầu tiên do Việt Nam tự chế tạo hoàn toàn, có khả năng bắn xa tới 600 mét và xuyên tường gạch dày 75 cm. Nguồn ảnh: QPVN.

Khi đổ thêm quân sang Việt Nam, Pháp cho rằng quân và dân ta hoàn toàn không được trang bị vũ khí chống tăng nên chúng chỉ mang sang những dòng tăng thiết giáp hạng nhẹ như M24 Chaffee để... tiết kiệm tiền vận chuyển. Chính việc tiết kiệm một cách quá đáng này đã khiến lực lượng tăng thiết giáp của Pháp dường như bị nghiền nát dưới họng súng của khẩu Bazooka GV-VT Trần Đại Nghĩa. Nguồn ảnh: QPVN.

Cận cảnh cấu tạo đầu đạn của viên đạn Bazooka trong bản phác thảo vẽ tay của Viện sĩ Trần Đại Nghĩa. Các thông số cho thấy, quả đnạ dài 0,56 mét, nặng 1,7 kg, có 220 gram thuốc nổ, xuyên thép dày tối đa 150 mm. Với thông số này, quả đạn Bazooka thừa sức xuyên từ trước ra sau những chiếc xe tăng hạng nhẹ Chaffee. Nguồn ảnh: QPVN.

Mẫu vũ khí uy lực thứ hai của ngành quân khí Việt Nam trong thời gian kháng chiến chống Pháp chính là những khẩu súng không giật SKZ. Với khẩu súng không giật này, không những xe tăng, thiết giáp mà cả lô cốt, công sự kiến cố nhất của Pháp cũng có thể bị đánh bật một cách đơn giản chỉ bằng vài phát bắn. Nguồn ảnh: QPVN.

Ban đầu, học thuyết quân sự được Pháp đề ra ở Việt Nam vốn dĩ là chỉ để đối đầu với một lực lượng quân sự bán vũ trang mà chúng cho là nghèo nàn, lạc hậu và thiếu chính quý. Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh cả về mặt tổ chức lẫn trang bị của quân đội ta đã khiến toàn bộ học thuyết quân sự của Pháp ở Việt Nam phải viết lại. Tất nhiên là sau khi viết lại, thực dân Pháp vẫn đi vào vết xe đổ của mình. Nguồn ảnh: QPVN.

Theo Nhật Vi (Kiến Thức)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/xe-tang-phap-thuc-thu-truoc-vu-khi-chong-tang-viet-nam-967208.html