Xe tăng Mỹ 'phế' như thế nào khi tham chiến ở Việt Nam?

Có lẽ chưa có cuộc chiến nào khiến Quân đội Mỹ phải học lại cách sử dụng xe tăng như ở chiến trường Việt Nam, khi đội quân thiện chiến nhất của họ bị đánh bại bởi những vũ khí đơn giản nhất.

Sự xuất hiện rõ nét nhất của các đơn vị thiết giáp Mỹ mà đi đầu là xe tăng trên chiến trường Việt Nam bắt đầu từ đầu những năm 1960, khi người Mỹ chính thức đưa quân vào tham chiến tại miền Nam Việt Nam thay vì giữ vai trò cố vấn như trước đó. Nguồn ảnh: Flickr.

Nếu không quân, giúp Mỹ kiểm soát hoàn toàn bầu trời thì dưới mặt đất xe tăng lại lực lượng nòng cốt giúp quân đội Mỹ và ngụy Sài Gòn thực hiện các cuộc hành quân "tìm và diệt". Nguồn ảnh: Flickr.

Nếu không quân, giúp Mỹ kiểm soát hoàn toàn bầu trời thì dưới mặt đất xe tăng lại lực lượng nòng cốt giúp quân đội Mỹ và ngụy Sài Gòn thực hiện các cuộc hành quân "tìm và diệt". Nguồn ảnh: Flickr.

Và sự xuất hiện của các đơn vị thiết giáp thiện chiến Mỹ ở miền Nam Việt Nam trong giai đoạn đầu khiến Quân Giải phòng gặp ít nhiều khó khăn, nhưng lợi thế này của Mỹ không kéo dài được lâu. Nguồn ảnh: Flickr.

Quân đội Mỹ cho rằng, chiến trường Việt Nam dù là nơi "tụ tập" của đủ các loại hỏa lực chống tăng cực kỳ nguy hiểm nhưng lại khó có thể triển khai được xe tăng hạng trung hoặc hạng nặng. Vậy nên, năm 1964, Mỹ đã mang tới đây xe tăng M41 phiên bản M41A3. Nguồn ảnh: Flickr.

Trong khoảng thời gian từ năm 1964 tới năm 1972, Mỹ và quân đội ngụy Sài Gòn đã sử dụng một số lượng lớn các loại xe tăng M41 Walker Bulldog trên chiến trường Việt Nam. Tuy vậy hỏa lực của loại xe tăng này với nòng pháo 76mm rõ ràng là không đủ để Mỹ có thể đạt được bất kỳ một lợi thế nào trên chiến trường. Nguồn ảnh: Flickr.

Trong những trận đụng độ xe tăng lớn giữa ta và định vào giai đoạn những năm 1971, 1972, phía quân đội ngụy Sài Gòn lại thường xuyên sử dụng chiến thuật chôn xe tăng M41 xuống đất để sử dụng như những ụ pháo, yểm trợ cho bộ binh tiến công. Nguồn ảnh: Tube.

Đây là một chiến thuật hết sức sai lầm vì nó đánh mất hoàn toàn lợi thế cơ động của loại xe tăng hạng nhẹ này. Chính vì vậy nó sẽ trở thành mồi ngon cho các thiết giáp của ta. Thậm chí, kể từ khi loại tên lửa chống tăng có điều khiển AT-3 Sagger được ta đưa vào sử dụng, những chiếc xe tăng Mỹ gần như không còn dám "ló mặt" ra chiến trường. Nguồn ảnh: Tube.

Xuất hiện trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1968 cùng với sự leo thang của cuộc chiến này, xe tăng M48 Patton đã từng được hy vọng là loại xe tăng đủ khả năng để đối đầu với hỏa lực chống tăng của lực lượng quân giải phóng. Nguồn ảnh: Alan.

Mặc dù vậy, khả năng sử dụng loại xe tăng M48 này của Mỹ ở Việt Nam cũng vẫn không hơn loại xe tăng hạng nhẹ M41 là bao vì theo thống kê, 75% các loại xe tăng, thiết giáp trên chiến trường Việt Nam của Mỹ và chư hầu bị phá hủy bởi mìn, cao hơn nhiều số xe tăng bị phá hủy khi giao tranh trực tiếp. Nguồn ảnh: Vietnamwar.

Và nếu như M48 bằng một cách nào đó có thể sống sót sau khi dính mìn của ta thì nó cũng không thể sống sót được khi phải đối đầu với súng chống tăng B-41 - loại vũ khí mà vào những thập niên 60, 70 của thế kỷ trước không một loại xe tăng nào có thể chịu được. Nguồn ảnh: Pinterest.

Trong toàn bộ cuộc chiến tranh Việt Nam, chỉ có duy nhất một trận đấu tăng "sòng phẳng" từng diễn ra giữa quân giải phóng và quân đôi Mỹ, đó là vào năm 1969 khi các xe tăng M48A3 của Mỹ chạm mặt các xe tăng của Đại đội 16, Tiểu đoàn 4 Trung đoàn thiết giáp 202 quân giải phóng. Nguồn ảnh: Platton.

Với các xe tăng PT-76 và thiết giáp chở quân BTR-50, quân giải phóng đã tiêu diệt được 2 chiếc M48 của Mỹ, tỷ lệ thương vong hai bên là 1:1 trong khi đó phía ta chủ động tấn công. Điều này cho thấy, hỏa lực và giáp của chiếc M48 dù được xếp vào loại xe tăng hạng trung cũng chỉ có thể đối đầu được với những xe tăng hạng nhẹ PT-76 chứ khó có thể "sánh vai" được với các loại xe tăng chủ lực T-54/55 hay Type 59 của ta. Nguồn ảnh: Flickr.

Theo Tuấn Anh (Kiến Thức)

Nguồn Dân Việt: http://danviet.vn/dong-tay-kim-co/xe-tang-my-phe-nhu-the-nao-khi-tham-chien-o-viet-nam-949109.html