Xe tăng Liên Xô hay Mỹ xứng đáng làm Vua Chiến Trường (P1)

Hầu hết các loại xe tăng chiến đấu chủ lực (MBT) trang bị cho Quân đội Mỹ trong Chiến tranh Lạnh đều kém tính năng xe tăng do Liên Xô chế tạo.

Nếu một cuộc chiến tổng lực xảy ra trên bộ, những xe tăng chiến đấu chủ lực của Mỹ sẽ không đủ sức đương đầu trong một cuộc "tăng đấu tăng" với MBT của Liên Xô. Đây là điều khẳng định trên trang web "Quan sát quân sự" của Mỹ.

Nếu một cuộc chiến tổng lực xảy ra trên bộ, những xe tăng chiến đấu chủ lực của Mỹ sẽ không đủ sức đương đầu trong một cuộc "tăng đấu tăng" với MBT của Liên Xô. Đây là điều khẳng định trên trang web "Quan sát quân sự" của Mỹ.

Xe tăng đầu tiên của Mỹ được phát triển trong thời kỳ chiến tranh Lạnh là chiếc M48 Patton, được đưa vào biên chế Quân đội Mỹ từ năm 1953, được sử dụng cho đến khi chiến tranh Lạnh kết thúc.

Tuy nhiên hầu như tất cả các tính năng kỹ chiến thuật của xe tăng M-48, đều kém hơn so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nó cùng thời là chiếc T-55 của Liên Xô.

Phiên bản M60 Patton phát triển dựa trên mẫu M48, được đưa vào sử dụng từ năm 1960 và nếu một cuộc chiến tranh tổng lực trên bộ xảy ra giữa Mỹ và Liên Xô, M60 sẽ là loại MBT được sử dụng nhiều nhất, trong các cuộc đấu tay đôi, trước xe tăng của Liên Xô.

Tuy nhiên M60 lại được sử dụng nhiều nhất trong hai cuộc Chiến tranh Yom Kippur năm 1973 (trong biên chế Quân đội Israel) và trong Chiến tranh Iran-Iraq 1980-1988 (trong biên chế Quân đội Iran).

Mặc dù M60 còn được coi là biểu tượng và là loại MBT được biên chế nhiều nhất trong Quân đội Mỹ trong chiến tranh Lạnh, nhưng M-60 tính năng thậm chí không mạnh bằng loại xe tăng có sức mạnh thứ ba của Liên Xô khi đó là T-62 (sau T-64 và T-72).

Xe tăng T-62 được Ai Cập và Syria đưa vào biên chế năm 1973 và đã chứng tỏ khả năng tốt hơn M60; chính vì vậy, buộc Israel phải từ bỏ kế hoạch tiếp tục phụ thuộc vào thiết giáp của phương Tây.

Trước việc các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của cả Mỹ và Anh có tính năng kém tính năng so với tăng Liên Xô, nên ngay sau khi cuộc chiến Yom Kippur kết thúc, Israel đã bắt đầu phát triển loại xe tăng của riêng mình, đó chính là MBT Merkava.

Chiến tranh Iran-Iraq sau đó đã chứng kiến xe tăng M60 bị tổn thất nặng nề trước các xe tăng T-62 và T-72 của Iraq; đặc biệt là xe tăng T-72, có lợi thế thực sự áp đảo trước M-60 và chịu rất ít tổn thất, do đạn pháo M-60 không thể xuyên thủng giáp xe T-72.

Nên nhớ rằng vào thời điểm đó, T-72 cũng chỉ là loại xe tăng có sức mạnh thứ ba của Liên Xô (xếp sau T-64 và T-80). Đặc biệt xe tăng T-72 được Syria và Iraq đánh giá rất cao và đưa vào sử dụng với số lượng lớn.

Về đầu tư phát triển các mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực, cả ba mẫu MBT T-64, T-72 và T-80 đều được Quân đội Liên Xô đưa vào biên chế nhiều năm, trước khi chiến tranh Lạnh kết thúc.

Nếu như cuộc chiến tổng lực trên bộ xảy ra, rất có thể xe tăng Liên Xô sẽ giành chiến thắng áp đảo hơn nữa trước xe tăng M60 của Mỹ. (Còn nữa).

Xe tăng Arjun của Ấn Độ - phiên bản xe tăng chủ lực được coi là yếu kém nhất về mọi mặt, do Ấn Độ tự nghiên cứu và phát triển. Nguồn: ArmyRec.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/xe-tang-lien-xo-hay-my-xung-dang-lam-vua-chien-truong-p1-1526073.html