Xe tăng hình cầu, ý tưởng 'điên rồ' của quân đội Liên Xô

Liên Xô được biết đến là một cường quốc quân sự với rất loại vũ khí hiện đại, nhưng việc thiết kế một chiếc xe tăng hình cầu, vẫn là điều khó tưởng tượng nhất trong giới quân sự.

Vào thời điểm trước khi chiến tranh thế giới 2 nổ ra, giới quân sự các nước lúc bấy giờ đang trong quá trình nghiên cứu và thiết kế các mẫu xe tăng. Một số quốc gia ủng hộ việc sử dụng xe tăng làm mũi nhọn tấn công, trong khi một số nước cho rằng xe tăng chỉ là phương tiện che chở cho bộ binh.

Vào thời điểm trước khi chiến tranh thế giới 2 nổ ra, giới quân sự các nước lúc bấy giờ đang trong quá trình nghiên cứu và thiết kế các mẫu xe tăng. Một số quốc gia ủng hộ việc sử dụng xe tăng làm mũi nhọn tấn công, trong khi một số nước cho rằng xe tăng chỉ là phương tiện che chở cho bộ binh.

Trong thời gian này, các quốc gia đã đưa ra nhiều mẫu xe tăng kỳ lạ được thiết kế cho mục đích riêng của mình, bao gồm cả xe tăng hình cầu. Mặc dù xe tăng hình cầu có nguồn gốc từ Mỹ, nhưng Liên Xô lại là quốc gia phát triển thành công đầu tiên khi đó.

Tại thời điểm đó, Liên Xô là quốc gia sản xuất xe tăng lớn nhất ở châu Âu. Quân đội Liên Xô chỉ có quy mô hơn 1 triệu quân, nhưng lại được trang bị gần 20.000 xe tăng. Trong đó, chủ yếu là xe tăng BT-5 và T-26, hai mẫu xe tăng này có khả năng cơ động tốt, nhưng lớp giáp khá yếu và hỏa lực của pháo chính chưa đủ mạnh.

Để tích hợp các ưu điểm của hai mẫu xe tăng BT-5 và T-26, cũng như giải quyết những điểm còn hạn chế của chúng, Liên Xô đã nghiên cứu, thiết kế và phát triển một trong những mẫu xe tăng kỳ lạ nhất, đó là xe tăng hình cầu có tên là SHT-1A.

Tháng 4/1941, Liên Xô tiến hành thử nghiệm xe tăng hình cầu SHT-1A, qua thử nghiệm Liên Xô đã sử dụng 2 bánh xích với kích thước rộng hơn, bao trùm thân xe. 2 bánh xích này cho phép thão dỡ dễ dàng, mặc dù xe tăng vẫn có thể cơ động ngay cả khi bánh xích bị hỏng, nhưng khả năng cơ động của xe tăng lại giảm mạnh.

Vũ khí trên xe cũng thay đổi, tháp pháo chính trên xe được thay đổi thành 2 tháp pháo nòng ngắn L-10 76mm, mặc dù có thể tấn công ở nhiều hướng nhưng hỏa lực không mạnh. Do hình dạng tròn như quả bóng, nó có thể chịu được sự tấn công trực tiếp pháo của xe tăng 37 mm hoặc 47 mm vào thời điểm đó.

Trọng tải của xe tăng hình tròn này chỉ khoảng 20 tấn, nên dễ bị lật khi chuyển hướng. Ngoài ra, do thiết kế hình cầu nên không gian trong xe nhỏ hẹp, kíp lái gần như không thể “động đậy”, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chiến đấu của xe tăng. Đồng thời, kíp lái còn phả chịu toàn bộ khí độc do động cơ thải ra.

Vào giữa năm 1942, Liên Xô dừng phát triển xe tăng SHT-1A, đồng thời tiến hành chế tạo xe tăng SHT-2T, đây là phiên bản cải tiến của SHT-1A. SHT-2T có trọng tải lên đến 35 tấn, với lớp giáp dày hơn và thân xe lớn hơn. Vũ khí chính của xe tăng này cũng được đổi thành pháo ML-20 152mm mạnh hơn.

SHT-2T có khả năng cơ động tuyệt vời, xe tăng có thể dễ dàng quay đầu đối mặt với mục tiêu. Do hiệu ứng con quay hồi chuyển, xe tăng di chuyển rất êm. Các nhà thiết kế, đã lắp đặt một hệ thống dằn dưới gầm xe, các con lăn tự cân bằng, nặng 4 tấn. Động cơ của xe tăng được thay đổi thành động cơ diesel B-2.

Các thử nghiệm thực tế đã khẳng định khả năng cơ động của xe tăng hình cầu là tốt. Nó dễ dàng điều khiển, xoay tại chỗ linh hoạt và có thể dễ dàng vượt qua các chướng ngại vật như hào chiến đấu. Khi tăng tốc tối đa, xe tăng có thể nhảy qua đoạn vật cản cao 1,2 mét.

Một số tư liệu từng mô tả, sự xuất hiện của xe tăng hình cầu khiến quân Đức rất bối rối, xe tăng tăng tốc về phía bộ binh Đức, đi kèm là hai xe tăng T-34. Khi xe tăng hình cầu lao tới cách quân Đức khoảng 50 mét, lính Đức không kịp triển khai súng chống tăng, ngay lập tức phá vỡ tuyến phòng thủ của quân Đức.

Xe tăng Pz IV của Đức được bố trí ở bìa rừng, bắn vào các xe tăng hình cầu, nhưng đạn pháo không thể xuyên thủng tấm giáp cong. chiếc SHT-2T quay nòng về phía địch, xe tăng Đức chỉ còn biết vội vàng rút lui vào rừng. Ngay cả súng máy của Đức liên tục bắn vào xe tăng hình cầu, nhưng tất cả các đạn đều bị bật ra.

Nhiệm vụ chính của xe tăng này là tấn công và phá vỡ tuyến phòng thủ của kẻ thù. Có thông tin trái chiều về mẫu xe tăng SHT-2T, có ý kiến cho rằng SHT-2T đã được đưa vào thực chiến, tuy nhiên đến nay vẫn không có căn cứ chính xác cho thông tin này.

Có thể nói, các mẫu xe tăng hình cầu này chỉ dừng ở thử nghiệm và không được sản xuất hàng loạt. Trên cơ sở những thành quả đã đạt được, người Liên Xô tiếp tục cải tiến loại xe tăng này, từ đó cho ra đời xe tăng T-34 “huyền thoại” đã lập nên nhiều chiến công vang dội cho Liên Xô. Nguồn ảnh: Pinterest.

Thái Hòa

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/xe-tang-hinh-cau-y-tuong-dien-ro-cua-quan-doi-lien-xo-1494927.html