Xe buýt Hà Nội hoạt động thế nào trong những ngày đầu giảm giãn cách?

Thời tiết tại Hà Nội trở lạnh với những cơn mưa khiến cho nhu cầu đi lại của người dân bằng phương tiện công cộng không nhiều...

Sau hơn 3 tuần tạm dừng hoàn toàn hoạt động, bắt đầu từ 23/4, sau khi Hà Nội được Thủ tướng chấp thuận giảm từ nhóm tỉnh thành nguy cơ cao về dịch Covid-19 xuống nhóm có nguy cơ. Hệ thống xe buýt Thủ đô đã được nối lại, tuy nhiên tần xuất xe thấp, đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

Sau hơn 3 tuần tạm dừng hoàn toàn hoạt động, bắt đầu từ 23/4, sau khi Hà Nội được Thủ tướng chấp thuận giảm từ nhóm tỉnh thành nguy cơ cao về dịch Covid-19 xuống nhóm có nguy cơ. Hệ thống xe buýt Thủ đô đã được nối lại, tuy nhiên tần xuất xe thấp, đảm bảo an toàn phòng chống dịch bệnh.

Theo Tổng công ty Vận tải Hà Nội, việc tổ chức vận hành lại các tuyến buýt của Tổng công ty sẽ đảm bảo mỗi xe không chở quá 20 người và mỗi chuyến không vận chuyển quá 50% số ghế....

Khảo sát dọc các tuyến BRT, số lượng xe buýt hoạt động cũng khá khiêm tốn, mỗi chuyến buýt thường cách nhau 30 - 45 phút.

Các trạm chờ, bến trung chuyển còn vắng vẻ.

Một trạm trung chuyển không có hành khách trong giờ cao điểm.

Ghi nhận tại bến xe Giáp Bát, số lượng người dân di chuyển bằng xe buýt trong những ngày đầu nới lỏng cách vắng hơn so với trước thời điểm giãn cách xã hội.

Anh Tài, lái xe buýt số 101 tuyến Bến xe Giáp Bát - Vân Đình cho biết, đa số hành khách đều ý thức được trong việc phòng chống dịch bệnh, hành khách lên xe đều chủ động ngồi giãn cách nhau, chủ động việc đeo khẩu trang, giữ khoảng cách khi ngồi trên xe. Mấy hôm nay vắng nên mọi người cũng ngồi cách nhau thoải mái.

Ngoài ra, các đơn vị hoạt động buýt đều thực hiện việc sơ đồ hóa vị trí ghế ngồi trên xe để đảm bảo giãn cách an toàn và không vượt quá số lượng hành khách theo đúng yêu cầu.

Dãy ghế ngồi không sử dụng.

Có mặt trên một chuyến xe buýt theo lộ trình Long Biên - Trung tâm TP, Anh Tuấn (hành khách) cho biết: “Tôi thấy mỗi tuyến chỉ một ít xe chạy thôi. Khi nào Chính phủ cho đi hết thì mới đầy đủ, người đi mới đông. Chắc phải ngày mai, ngày kia, người ta mới biết thông tin thì đi mới nhiều”.

Mỗi hành khách trước khi lên xe đều được lái xe và phụ xe đề nghị đeo khẩu trang, ngồi giãn cách nhau ít nhất 1 hàng ghế

Điều tích cực nhất là sau đợt giãn cách, đại đa số hành khách đều có ý thức phòng dịch rất tốt, từ vệ sinh sát khuẩn tay đến đeo khẩu trang và giãn cách khi ngồi trên xe.

Nếu ít người thì 2-3 ghế mới ngồi 1 người, còn đông thì chỉ 1 hàng ghế một người.

Tổng Công ty vận tải Hà Nội đã lên phương án vận chuyển ngày đầu tiên với mức 20 - 30% công suất phục vụ, áp dụng với tất cả các tuyến xe buýt, không riêng lẻ một tuyến nào, sau đó theo tình hình thực tế và chỉ đạo của Thành phố sẽ nâng dần tần suất.

Các hoạt động trong những ngày đầu tiên sau khi Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội tương đối êm thuận. Việc tổ chức vận hành lại các tuyến buýt sẽ đảm bảo yêu cầu trên xe không chở quá 20 người và không vượt quá 50% sức chứa.

Dự kiến học sinh, sinh viên đi học trở lại từ tháng 5, việc thực hiện ngồi giãn cách trên xe đồng nghĩa với việc giảm lượng hành khách trên mỗi chuyến, trong khi tần suất tuyến thấp khiến người dân sẽ phải chờ đợi lâu và gây ùn ứ ở các trạm chờ. Do vậy, Trung tâm quản lý và điều hành giao thông đô thị Hà Nội sẽ kiến nghị Sở GTVT và lãnh đạo thành phố để có điều chỉnh tùy theo tình hình thực tế./.

Lê Tùng/VOV Giao thông

Nguồn VOV: https://vov.vn/xa-hoi/xe-buyt-ha-noi-hoat-dong-the-nao-trong-nhung-ngay-dau-giam-gian-cach-1042337.vov