Xây Vạn Lý Trường Thành, Tần Thủy Hoàng khiến châu Âu thêm kẻ thù?

Dưới thời Tần Thủy Hoàng, Vạn Lý Trường Thành được xây dựng với mục đích để chống lại giặc ngoại xâm, bao gồm các bộ tộc du mục ở phương Bắc. Điều này khiến nhiều nước ở châu Âu rơi vào tình huống 'thê thảm'.

Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo dài nhất thế giới với chiều dài lên tới 21.000 km. Trong số này, phần tường thành do Tần Thủy Hoàng - hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất - được xem là nổi tiếng nhất.

Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo dài nhất thế giới với chiều dài lên tới 21.000 km. Trong số này, phần tường thành do Tần Thủy Hoàng - hoàng đế đầu tiên của đất nước Trung Quốc thống nhất - được xem là nổi tiếng nhất.

Tần Thủy Hoàng cho người xây dựng tường thành từ năm 220 trước Công nguyên - 200 trước Công nguyên.

Ông hoàng nhà Tần này cho người xây dựng công trình này để bảo vệ đất nước khỏi sự tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và những bộ tộc du mục khác.

Với việc chi nhiều tiền bạc và huy động lực lượng nhân lực lớn, Tần Thủy Hoàng đã xây dựng được tuyến phòng thủ vững chắc chống lại các cuộc xâm lược của kẻ thù.

Do bức tường thành của Vạn Lý Trường Thành cao khoảng 10m và vô cùng kiên cố cộng thêm bố trí binh lực mạnh canh gác nơi này nên những bộ tộc du mục, người Hung Nô... khó có thể công phá và tiến vào lãnh thổ nhà Tần.

Không thể tiến sâu vào lãnh thổ nhà Tần để cướp bóc, lấn chiếm đất đai nên người Hung Nô, Mông Cổ và những bộ tộc du mục chuyển hướng sang tấn công một số nước ở châu Âu.

Điều này khiến cho nhiều vùng lãnh thổ ở châu Âu chìm trong những cuộc chiến ác liệt và đẫm máu của người Hung Nô, Mông Cổ và những bộ tộc du mục.

Theo đó, Tần Thủy Hoàng trở thành hoàng đế có sức ảnh hưởng lớn đối với lịch sử Trung Quốc cũng như nhiều nước ở châu Âu hơn 2.000 năm trước.

Các đời vua Tần tiếp theo và những triều đại sau đó tiếp tục xây dựng và mở rộng Vạn Lý Trường Thành. Nhờ vậy, công trình đồ sộ này góp phần không nhỏ vào việc chống lại nhiều cuộc xâm lược Trung Quốc đến từ kẻ thù bên ngoài.

Nhờ vậy, các triều vua ở Trung Quốc thời phong kiến có nhiều thời gian để phát triển kinh tế, xây dựng lực lượng quân sự mạnh và chăm lo đời sống của người dân.

Mời độc giả xem video: Trung Quốc soạn thảo bộ quy tắc Livestream. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/xay-van-ly-truong-thanh-tan-thuy-hoang-khien-chau-au-them-ke-thu-1468496.html