Xây dựng niềm tin đối với đồng nghiệp

Một phần ba thời gian trong ngày của bạn là ở nơi làm việc. Trong khi đó, môi trường này có thể nâng cao hoặc làm giảm sút tinh thần và năng suất làm việc của nhân viên. Vậy nên, học cách xây dựng niềm tin với đồng nghiệp có thể cải thiện hiệu quả, thái độ và sự tự tin của bạn. Dưới đây là những bí quyết của các chuyên gia về cách xây dựng niềm tin ở nơi làm việc.

Chọn một môi trường tích cực

Trong bất cứ ngành nghề nào, những người tài năng nhất luôn được nhà tuyển dụng săn đón và họ có nhiều chọn lựa về nơi làm việc họ muốn. Robert Bruce Shaw, giám đốc điều hành Princeton MCG, cho rằng, một môi trường có độ tin cậy cao được nuôi dưỡng bởi những gì gọi là tâm lý an toàn, dẫn đến văn hóa làm việc cởi mở và hợp tác tốt hơn. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tâm lý an toàn là yếu tố đem lại thành công khi bạn làm việc theo nhóm.

Thể hiện sự quan tâm

“Sự tin tưởng thể hiện trên nhiều mức độ khác nhau, như mức độ văn hóa của một công ty, mức độ làm việc theo nhóm liên quan đến các mối quan hệ giữa những thành viên và mức độ hài lòng giữa các cá nhân với nhau. Bằng cách thể hiện sự quan tâm của bạn đối với đồng nghiệp, những người khác sẽ bắt đầu tin tưởng và giúp xây dựng một mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau”, chuyên gia Shaw nói.

Tiết lộ một ít thông tin bản thân với đồng nghiệp

Ruth Sherman, nhà sáng lập và chủ tịch của Ruth Sherman Associates LLC, cho biết:” Trong chừng mực nào đó, việc chia sẻ một ít thông tin về bạn có thể là hữu ích. Đặc biệt, đối với những nhà lãnh đạo hay quản lý, việc chia sẻ một câu chuyện về khoảng thời gian bạn gặp thất bại và những gì bạn trải nghiệm được từ điều đó có thể khiến bạn trở nên tình cảm hơn. Từ đó, sẽ giúp xây dựng tình bạn thân thiết và niềm tin”.

Phấn đấu vì năng lực

Theo ghi nhận của Tiến sĩ Ryan Outlaw, Phó Giáo sư tại Trường ĐH Indiana Kelley School of Business, điều này nghĩa là có kiến thức, các kỹ năng cần thiết, và những khả năng trong lĩnh vực làm việc của bạn. Các nhân viên nên duy trì các giá trị cốt lõi từ những người khác trong tổ chức. Chẳng hạn như, nếu các nhân viên khác đi làm sớm và rời sở làm muộn, nhân viên còn lại có làm giống như vậy không? Những loại hành vi này là kết quả của giá trị tương đẳng. Vậy nên, nhân viên cần tập trung vào năng lực, các giá trị và lòng nhân từ để xây dựng niềm tin.

Kiềm chế những kỳ vọng

Chuyên gia tư vấn về xây dựng niềm tin, Michelle Reina, khuyên: “Các nhân viên nên kiềm chế những kỳ vọng một cách phù hợp và bảo đảm rằng những người khác có sự hỗ trợ thích hợp. Hãy đặt ra những kỳ vọng thực tế và tin tưởng vào năng lực của những người khác. Hãy biến những kỳ vọng tiềm ẩn trở thành hiện thực, và phấn đấu cho sự rõ ràng có liên quan đến những gì bạn trông đợi từ những người khác và những gì họ trông đợi từ bạn”.

Thiết lập những ranh giới

Ranh giới đem lại các điểm kết nối và nhiều cơ hội hợp tác. Chuyên gia Riena chia sẻ: “Để làm rõ những ranh giới, hãy xác định rõ ràng những vai trò và trách nhiệm, bảo đảm mọi người hiểu được những gì họ chịu trách nhiệm. Vậy nên, hãy dự đoán những gì các cá nhân và nhóm làm và hiểu được tại sao họ làm điều đó”.

Đặt ra một ví dụ

Theo Carol L. Kardas, người sáng lập KardasLarson, các nhân viên nên làm gương về việc làm mà họ mong muốn từ những người khác. Nghĩa là hãy lắng nghe và cân nhắc những ý kiến của người khác một cách cởi mở, tập trung vào các vấn đề cần làm thay vì tính cách, và tôn trọng tất cả nhân viên. Tạp chí Washington Post giải thích, vai trò then chốt của thành công là nhà lãnh đạo phải đóng vai trò như một người làm mẫu, họ phải là người đáng tin cậy. Chẳng hạn như, làm những gì đã hứa, biết giữ những cam kết, bảo mật thông tin cá nhân và không nói xấu nhân viên trước mặt người khác.

Nhận thức được vai trò của email

Tạp chí Time đã nghiên cứu cách mà phương tiện truyền thông điện tử có thể khiến nhân viên cảm thấy bị ngắt kết nối, dựa trên hai nhóm nhân viên. Kết quả cho thấy ngay cả khi một đồng nghiệp đang làm việc chăm chỉ, người gửi email cho họ không biết được điều đó, vì thế mà ít có khả năng làm việc chăm chỉ hơn. Trong nghiên cứu, các nhóm gặp gỡ ở hội nghị qua video làm việc tốt hơn những người dùng email, có xu hướng trốn tránh trách nhiệm của họ. Điều này cho thấy, các tín hiệu thị giác là yếu tố của niềm tin. Nếu thực sự làm việc tốt, hãy hiển thị trực tiếp trong các cuộc họp càng nhiều càng tốt.

Hà Tiên

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/trao-doi/xay-dung-niem-tin-doi-voi-dong-nghiep-3950193-b.html