'Xây dựng nền nông nghiệp lương thiện'

Là những nhà báo, người con sinh ra ở ĐBSCL, chúng tôi chứng kiến và xót xa trướccuộc chiến tăng năng suất, tăng vụ bằng mọi giá của người dân, nơi đồng bằng' còbay thẳng cánh' vẫn nghèo khó, bấp bênh này. Cùng với đó, là diễn biến ngày càngphức tạp của biến đổi khí hậu, nền nông nghiệp đồng bằng càng thêm khó khi đươngđầu với 2 vấn đề 'mặn - ngọt'.

Nhóm nghiên cứu dự án ghi chép số liệu trên ruộng lúa mùa nổi An Giang.

Nhóm nghiên cứu dự án ghi chép số liệu trên ruộng lúa mùa nổi An Giang.

Chúng tôi vác ba lô lên đi không mệt mỏi, loạt bài 5 kỳ: Xây dựng nền nông nghiệp “lương thiện”ra đời là nỗi trăn trở của chúng tôi - những nhà báo đồng bằng- muốn góp chút gì đó cho quê hương.

Từ trách nhiệm với đồng bằng

Ý tưởng bài viết được hình thành từ tổ trưởng chúng tôi, nhà báo Hà Ngọc Trảng, ngay từ những năm 2016 - 2017. Tai nghe mắt thấy những nỗi đau, những giọt nước mắt vì “được mùa mất giá”, đất đai thoái hóa dần vì sử dụng nhiều phân thuốc hóa học và nỗi lo trên mâm cơm mỗi gia đình - liệu thực phẩm có an toàn?

Trước khi viết loạt bài này, anh Trảng đã “dám đầu tư trồng rau an toàn cho bà con mình” và rồi anh thất bại vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà lớn nhất là tìm đầu ra. Những gì anh trải nghiệm càng thôi thúc anh cùng chúng tôi tìm ra giải pháp phù hợp cho vấn đề này. Cũng nhờ đó, mà anh kết nối được một nhóm người có cùng mong muốn xây dựng nền nông nghiệp sạch ở ĐBSCL này, nhóm Organic Mekong do TS Nguyễn Văn Kiền (Nhà khoa học tại Đại học Quốc gia Australia - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông thôn Đại học An Giang) sáng lập.

Những hội thảo khoa học, những tư liệu, chân dung sống động được chúng tôi góp nhặt và lên kế hoạch công tác. Và nếu như, không có sự hỗ trợ, ủng hộ của cơ quan Báo Vĩnh Long thì loạt bài này khó có thể hoàn thành. Bởi lẽ, một cơ quan báo tỉnh cho nhóm phóng viên đi tác nghiệp đồng bằng phải đầu tư công tác phí lớn. Lớn hơn cả số tiền nhuận bút của loạt bài!

Cuộc hành trình từ đất mũi Cà Mau ngược về An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh về đến Vĩnh Long được lên lịch và phân công thực hiện. Dựa trên đề cương mà nhóm đã đề ra và chỉnh đi, chỉnh lại nhiều lần. Không giống như các đề tài trước, chỉ cần hẹn được nhân vật là đi, đề tài này phải “ăn theo con nước”. Chúng tôi chờ con nước tháng 8, tháng 9 lên để đi tìm con nước nổi. Nhà báo phải đi, phải sống trong không gian đó và cảm nhận cách làm ăn, sinh sống nuôi trồng thuận tự nhiên ấy như thế nào. Từ đó, chúng tôi thổi hơi thở của con nước nổi đồng bằng vào “đứa con tinh thần của mình”. Sức sống của loạt bài với chúng tôi không chỉ trên cương vị của những nhà báo đi săn tìm đề tài nóng mà là trách nhiệm của những đứa con của Đồng bằng. Đó là trách nhiệm thể hiện qua chuyên môn lĩnh vực của mình để nói tiếng nói của người dân, cỗ vũ, động viên, kêu gọi mọi người cùng xây dựng một nền nông nghiệp lương thiện.

Vợ chồng chú Tư Khâu nhổ bông súng trên ruộng lúa mùa nổi.

Đời làm báo là những chuyến đi

Là nhà báo nữ, tôi và chị Thúy Quyên được ưu tiên phân công đi những địa phương gần hơn để thực hiện loạt bài theo kế hoạch. Trong khi, các anh phải đi các tỉnh Cà Mau, Sóc Trăng, An Giang thì chúng tôi đi Đồng Tháp, Bến Tre và Trà Vinh.

Dài nhất là chặng đường trên 120km, đi xã Thường Thới Tiền, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) mất 2 ngày. Chặng đường xa xôi có thể không vất vả bằng việc dạo một vòng bờ ruộng, dài khoảng 4km quanh cánh đồng lúa không phân thuốc của “Tiếng khùng”. Dưới cái nắng chói chang của mùa nắng đồng bằng, trên tay là chiếc máy ảnh, ống kính, sổ,... nặng tầm 3kg. Niềm vui thấy trang trại làm ăn có hiệu quả và “Tiếng khùng” làm gạo sạch đã có được tiếng tăm, gạo làm ra không đủ bán. Bấy nhiêu đó cũng đủ để làm mát tâm hồn giữa cái nắng trưa và chặng đường về xa tít.

Ấn tượng với TSKH. Nguyễn Thanh Mỹ - Chủ tịch HĐQT Công ty Rynan Holding JSC, Tập đoàn Mỹ Lan qua những lần hội thảo, chúng tôi tìm về Trà Vinh. TS Thanh Mỹ là người rất niềm nở, sẵn lòng đón tiếp mọi người nhưng ông rất ít khi có thời gian rỗi. Bởi thế, chúng tôi ưu tiên cho nhân vật của mình, với cuộc hẹn 14h ở Trà Vinh, từ Vĩnh Long đến nơi ông khoảng tầm 75km. Buổi tiếp xúc chú Mỹ thật hoàn hảo - xin cho chúng tôi cứ gọi như vậy, là cách khi chú xưng hô và nói chuyện với chúng tôi, một cách thân thương, rất đồng bằng. Chú Mỹ không chỉ nói về những sản phẩm khoa học của mình như: phao quan trắc để đo độ mặn, ngọt của nước sông; đồng hồ nước thông minh và phân bón thông minh mà còn tâm tình, chia sẻ kinh nghiệm khởi nghiệp, nông nghiệp xanh, sạch, hiện đại. Sau bữa ăn tinh thần mà chú cung cấp, chúng tôi no nê trong hạnh phúc ra về khi đồng hồ đã chuyển qua 18 giờ.

Nếu chuyến đi Trà Vinh đón chúng tôi bằng cái nắng, bụi của Quốc lộ 53 thì chuyến về Vĩnh Long lại là những cơn mưa triền miên, khi to khi nhỏ. Nỗi khổ của một người cận loạn như tôi thể hiện rõ nhất lúc này. Mưa đập vào mặt, vào kính làm nhòe đi mọi thứ trong tầm mắt mà nhiều khúc đường lại không có đèn đường. Sự yên tâm duy nhất là cốp xe đủ rộng để đảm bảo an toàn cho 2 chiếc máy ảnh!

Tôi và chị Thúy Quyên lần mò trên chiếc honda về đến Vĩnh Long ngót nghét gần 21 giờ, ướt loi ngoi như “chuột lột”. Nhiều người nói sao không ở lại Trà Vinh, sáng sớm hãy về? - Ừ thì chúng tôi cũng có suy nghĩ đó, nhưng con nhỏ đang chờ mẹ ở nhà, hết việc là muốn chạy về ngay; rồi sáng mai phải đi Cần Thơ hội thảo,...

Và còn đó chuyến đi xã An Hòa Tây huyện Ba Tri (Bến Tre) mon men trên con đường mòn đầy bụi đất để tìm nhà nông dân phỏng vấn, những con đường ngoằn ngoèo, không tên khiến chúng tôi đi lạc 2 lần!

Loạt bài của chúng tôi là kết quả sự đồng lòng của một tập thể, ai cũng cố gắng hết sức, dốc lòng vì đứa con tinh thần chung của mình. Nhóm chúng tôi, 4 nhà báo Ngọc Trảng - Thúy Quyên - Cao Huyền - Khánh Duy cũng như nhiều nhà báo yêu nghề bị cái nghiệp của mình quấn lấy. Đôi chân cứ không đi là không chịu nỗi, lại thấy buồn rầu./.

Cao Huyền

Nguồn Người Làm Báo: http://nguoilambao.vn/xay-dung-nen-nong-nghiep-luong-thien-n14267.html