Xây dựng Đại học Đà Nẵng trở thành Đại học Quốc gia là yêu cầu cấp thiết

Tại buổi làm việc mới đây giữa lãnh đạo TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam về hợp tác, phát triển giữa hai địa phương, việc xây dựng và phát triển Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) trở thành đại học quốc gia (ĐHQG), và trường ĐH Quảng Nam trở thành trường thành viên của ĐHĐN nhận được sự đồng thuận cao. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được chủ trương này, hai địa phương vẫn còn nhiều việc phải làm...

Tại buổi làm việc mới đây giữa lãnh đạo TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam về hợp tác, phát triển giữa hai địa phương, việc xây dựng và phát triển Đại học Đà Nẵng (ĐHĐN) trở thành đại học quốc gia (ĐHQG), và trường ĐH Quảng Nam trở thành trường thành viên của ĐHĐN nhận được sự đồng thuận cao. Tuy nhiên, để hiện thực hóa được chủ trương này, hai địa phương vẫn còn nhiều việc phải làm...

Xây dựng ĐHĐN trở thành ĐHQG là yêu cầu cấp thiết, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển không chỉ của Đà Nẵng mà còn của các địa phương trong khu vực.

Xây dựng ĐHĐN trở thành ĐHQG là yêu cầu cấp thiết, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển không chỉ của Đà Nẵng mà còn của các địa phương trong khu vực.

Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, Nghị quyết số 43 ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 xác định xây dựng Đà Nẵng trở thành “trung tâm kinh tế - xã hội lớn của cả nước và Đông Nam Á. Cho rằng, mục tiêu này đặt ra yêu cầu cần xây dựng và phát triển ĐHĐN trở thành trung tâm đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho TP Đà Nẵng và khu vực. Vì vậy, cần xây dựng và phát triển ĐHĐN trở thành ĐHQG, và đây là một trong những nội dung quan trọng được cụ thể hóa trong Báo cáo chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. “ĐHĐN phải khẩn trương xây dựng Đề án và nếu chuyển ĐH Quảng Nam trở thành thành viên của ĐHĐN thì cũng cần tiến hành sớm, đồng thời đề nghị Bộ GD-ĐT ủng hộ phương án này”…, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng nói.

Liên quan đến vấn đề này, tại buổi làm việc giữa hai địa phương, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc ĐHĐN bày tỏ sự đồng tình với TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam khi thống nhất chủ trương này. Đồng thời cho biết, dự án xây dựng ĐHĐN hiện đã được “tái khởi động”. Cũng trong năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kinh phí 1.000 tỷ đồng trong nguồn kinh phí dự phòng trung hạn giai đoạn 2015-2020, trước mắt bố trí 500 tỷ. “ĐHĐN đã báo cáo UBND TP và chuyển cho Ban giải tỏa, đền bù và giải phóng mặt bằng Q.Ngũ Hành Sơn 400 tỷ để ưu tiên giải phóng mặt bằng. Hiện nay TP và quận cũng đang chỉ đạo quyết liệt để giải ngân phần giải phóng mặt bằng phía Đà Nẵng”, TS Vũ thông tin.

Bên cạnh nguồn vốn trên, hiện ĐHĐN cũng đang tiếp cận nguồn vốn ODA khoảng 110 triệu USD, và hiện cũng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư, được lãnh đạo Ngân hàng Thế giới (WB) đồng ý cấp vốn. Dù có nhiều tín hiệu tích cực nhưng theo TS Vũ, quá trình triển khai xây dựng ĐHĐN cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Cụ thể là thủ tục đầu tư rất phức tạp, dự án lại nằm trên địa giới hành chính của 2 địa phương, nguồn đầu tư lớn (dự án tiền khả thi khoảng 10.000 tỷ). Đặc biệt, do nguồn kinh phí lớn nhưng phải qua đầu mối là Bộ GD-ĐT nên rất khó giải ngân. Lấy ví dụ, hai ĐHQG Hà Nội và TP Hồ Chí Minh thì thuận lợi hơn rất nhiều, mặc dù được bố trí từ nguồn ngân sách này nhưng lại nhận trực tiếp từ Chính phủ, còn với ĐHĐN, do trực thuộc Bộ GD-ĐT nên nguồn đầu tư này lại đưa về Bộ, trong khi không chỉ rõ là nguồn này đầu tư cho ĐHĐN nên nhiều khi các đơn vị của Bộ cho rằng, ĐHĐN không được ưu tiên tiếp cận”, TS Vũ nêu vấn đề.

Bên cạnh yếu tố nêu trên, vấn đề giải phóng mặt bằng (GPMB), bố trí tái định cư (TĐC) cũng rất khó khăn nếu không được sự quan tâm, vào cuộc của chính quyền địa phương. Theo TS Vũ, vừa qua lãnh đạo TP Đà Nẵng có quyết tâm rất lớn khi đã bỏ kinh phí để xây dựng khu TĐC phục vụ cho công tác GPMB trên phần đất của Đà Nẵng. Còn về phía tỉnh Quảng Nam, TS Vũ cho biết cũng nhiều lần làm việc với lãnh đạo tỉnh, tuy nhiên đến nay vấn đề này vẫn chưa được khai thông khi chưa xác định rõ kinh phí để xây dựng khu TĐC là nguồn của Trung ương hay của địa phương. “Đà Nẵng ứng kinh phí ra làm, sau đó thu lại bằng nguồn thu từ tiền sử dụng đất TĐC. ĐHĐN mong muốn sắp tới sẽ làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam để làm rõ vấn đề này”, TS Vũ đề nghị. Để dự án ĐHĐN được tiến hành khẩn trương, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ đề nghị TP Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam tiếp tục kiến nghị với Trung ương để bố trí kinh phí và ưu tiên cho công tác GPMB.

Liên quan đến đề nghị trường ĐH Quảng Nam trở thành thành viên của ĐHĐN, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ cho rằng: “Nếu lãnh đạo 2 địa phương ủng hộ và có tiếng nói thì vấn đề này có tính khả thi rất cao”, TS Vũ nói. Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cũng bày tỏ thống nhất cao và cho biết, 2 địa phương cũng đang rất nỗ lực trong xúc tiến Dự án này.

D.H

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/137_235524_xay-dung-dai-hoc-da-nang-tro-thanh-dai-hoc-quoc-gi.aspx