Xác xuất đảo chiều của VN-Index ngày càng lớn

Thị trường chung xuất hiện tín hiệu đảo chiều với áp lực bán trên các nhóm cổ phiếu, thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao. Áp lực chốt lời đã xuất hiện ở phiên thứ 2 sau nhịp tăng mạnh trước đó kéo theo biên độ giao động của chỉ số VN-Index trở nên rộng hơn.

Thị trường chứng khoán Mỹ xuất hiện dấu hiệu điều chỉnh trong phiên giao dịch ngày thứ ba (26/2). Đà giảm của cổ phiếu Home Depot (-0,9%) đã kéo các nhóm cổ phiếu khác giảm điểm cùng với nhịp điều chỉnh chung của thị trường.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ ba (26/2), chỉ số Dow Jones giảm 33,97 điểm (-0,13%), đóng cửa ở mốc 26.057,98 điểm, chỉ số S&P 500 giảm 2,21 điểm (-0,08%) và đóng cửa ở mốc 2.793,90 điểm, chỉ số Nasdaq Composite tăng 7,79 điểm (+0,35%) và đóng cửa ở mốc 7.123,22 điểm.

Giá dầu WTI lấy lại đà tăng trong phiên giao dịch ngày thứ ba (26/2) và đóng cửa ở mốc 55,50 USD/ thùng. Theo báo cáo của Reuters, OPEC và các đồng minh đã lên kế hoạch bám sát việc cắt giảm nguồn cung dầu của họ bất chấp tweet của Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Hai rằng họ nên hạ nhiệt sau đợt tăng giá thô sau khi đã tăng hơn 20% trong năm nay.

Xác xuất đảo chiều của VN-Index ngày càng lớn

 Đồ thị chỉ số Vn-Index Nguồn TradingView

Đồ thị chỉ số Vn-Index Nguồn TradingView

Thị trường chung xuất hiện tín hiệu đảo chiều với áp lực bán trên các nhóm cổ phiếu, thanh khoản vẫn duy trì ở mức cao. Áp lực chốt lời đã xuất hiện ở phiên thứ 2 sau nhịp tăng mạnh trước đó kéo theo biên độ giao động của chỉ số VN-Index trở nên rộng hơn.

Đà bán tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa với lực bán mạnh tập trung vào các cổ phiếu như VNM, VJC, VIC, MWG, MSN, PNJ, NVL, GAS, FPT. Sự đồng loạt giảm điểm của nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn kéo chỉ số VN-Index có lúc giảm gần 10 điểm trong phiên giao dịch.

Điểm tích cực là dòng tiền đã tập trung vào các cổ phiếu tăng trưởng như: VGC, VRE, HSG, VCS, GEX. Đây là các cổ phiếu trú ẩn an toàn khi thị trường điều chỉnh, đà tăng của các cổ phiếu này mới chỉ bắt đầu.

Nhóm cổ phiếu dầu khí đồng loạt đóng cửa giảm điểm với áp lực chốt lời tập trung ở các mã cổ phiếu: GAS, PVD, PVS, PVC, BSR, OIL, POW. Đà giảm sâu của giá dầu thế giới cùng nhịp điều chỉnh chung của toàn thị trường tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến nhóm cổ phiếu dầu khí.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng đóng cửa trong sắc đỏ với đà bán tập trung ở các mã cổ phiếu: VPB, VIB, VCB, TPB, STB, MBB, LPB, HDB, EIB, BID, BAB, ACB. Tín hiệu tích cực xuất hiện ở các mã cổ phiếu CTG và KLB khi 2 mã cổ phiếu này duy trì đà tăng điểm và đóng cửa trong sắc xanh.

Nhóm chứng khoán diễn biến trái chiều khi vẫn tiếp tục duy trì xu hướng tăng giá, lực cầu vẫn tập trung ở các mã cổ phiếu như: HCM, VCI, SSI, SHS.

Khối ngoại mua ròng 154,7 tỷ đồng trên sàn HSX và mua ròng 529,9 tỷ đồng trên sàn HNX. Các mã cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất là: E1VFVN30 (mua ròng 101,13 tỷ đồng), GEX (mua ròng 50,83 tỷ đồng), VCB (mua ròng 41,32 tỷ đồng), HPG (mua ròng 38,96 tỷ đồng), SSI (mua ròng 36,56 tỷ đồng). Ở chiều bán, khối ngoại bán ròng các mã VHM (bán ròng 51 tỷ đồng), VIC (bán ròng 39,1 tỷ đồng), DHG (bán ròng 23,61 tỷ đồng), PVD (bán ròng 15,77 tỷ đồng), PLX (bán ròng 14,82 tỷ đồng).

Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ ba (26/02), chỉ số VN-Index đóng cửa tại mốc 987,06 điểm, giảm 7,37 điểm (-0,74%), giá trị giao dịch đạt 5,1 nghìn tỷ đồng với 132 mã tăng giá, 60 mã tham chiếu và 170 mã giảm giá. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tại mốc 107,66 điểm, giá trị giao dịch đạt 1,1 nghìn tỷ đồng với 67 mã tăng, 57 mã tham chiếu, 83 mã giảm. Chỉ số Upcom-Index đóng cửa tại mốc 55,58 điểm, giảm 0,01 điểm (-0,01%) với 86 mã tăng, 38 mã tham chiếu và 73 mã giảm điểm, giá trị giao dịch đạt 248,87 tỷ đồng.

Trên phương diện phân tích kỹ thuật, chỉ số VN-Index xuất hiện phiên điều chỉnh thứ 2 với biên độ dao động rộng hơn. Nhịp điều chỉnh mang tính kỹ thuật là cần thiết sau một nhịp tăng kéo dài 2 tuần của chỉ số VN-Index để kiểm định lại lực cầu. Ngưỡng hỗ trợ của chỉ số VN-Index quanh vùng 940 – 960 điểm ở đường Mid- Bollinger band.

Thị trường phái sinh

Bảng giá chứng khoán phái sinh

Ở thị trường phái sinh, các hợp đồng tương lai chỉ số VN30-Index đồng loạt giảm điểm. Hợp đồng đáo hạn tháng 2/2019 (VN30F1902) đóng cửa ở mốc 922,9 điểm, hợp đồng tháng 3/2019 (VN30F1903) đóng cửa ở mốc 922,1 điểm, hợp đồng tháng 6/2019 (VN30F1906) đóng cửa ở mốc 926 điểm, hợp đồng tháng 9/2019 (VN30F1909) đóng cửa ở mốc 921,4 điểm.

Các hợp đồng phái sinh đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ với áp lực bán mạnh ở cuối phiên giao dịch. Đà bán trên thị trường cơ sở có thể tiếp tục tiếp diễn do áp lực chốt lời, nhà đầu tư có thể mở vị thế bán (go short) để phòng hộ cho danh mục cổ phiếu cơ bản trong nhịp điều chỉnh của chỉ số VN-Index.

Nguồn TGTT: https://thegioitiepthi.vn/xac-xuat-dao-chieu-cua-vn-index-ngay-cang-lon-158624.html