World Cup có còn là nơi phù hợp để quảng cáo?

Trong 6 tháng qua, một điểm triển lãm nghệ thuật công cộng trông đợi từng phút giây đến ngày khai mai mạc World Cup. Logo của các nhà tài trợ đều được trưng bày tại buổi triển lãm, gợi nhớ đến các thương hiệu lớn đứng đằng sau đại hội bóng đá lớn nhất hành tinh này.

Trong 6 tháng qua, một điểm triển lãm nghệ thuật công cộng trông đợi từng phút giây đến ngày khai mai mạc World Cup. Logo của các nhà tài trợ đều được trưng bày tại buổi triển lãm, gợi nhớ đến các thương hiệu lớn đứng đằng sau đại hội bóng đá lớn nhất hành tinh này.

Trong số đó có một vài thương hiệu nổi tiếng như McDonald, Visa, Coca-Cola và Budweiser. Ngoài ra, hình ảnh một số thương hiệu đến từ Trung Quốc như Wanda (bất động sản), Hisense (sản xuất đồ điện tử), Vivo (điện thoại di động) và Mengniu Diary (sữa) cũng xuất hiện.

Theo phân tích của Zenith, một doanh nghiệp chuyên lên kế hoạch truyền thông, các nhãn hàng Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 1/3 trong tổng số 2,4 tỷ USD (ước tính) doanh thu và chi phí toàn cầu phát sinh từ World Cup. Điều này đồng nghĩa quảng cáo đến từ Trung Quốc được phát thường xuyên hơn.

Simon Chadwick, một chuyên gia trong lĩnh vực marketing thể thao của trường Đại học Salford, cho biết: "Điều đó phù hợp với người Trung Quốc nhưng người Châu Âu sẽ không thích thú lắm trong suốt một giải đấu lớn như vậy”.

Kể từ vụ tai tiếng tham nhũng của các quan chức FIFA năm 2015, nhiều thương hiệu tài trợ đã rút dần khỏi World Cup. Họ cũng lo ngại khi dính dáng quá nhiều đến đất nước chủ nhà Nga do trước đó xứ sở Bạch Dương bị cáo buộc can thiệp vào bầu cử Mỹ và vẫn đang chịu lệnh trừng phạt liên quan đến việc sáp nhập Crimea năm 2014.

Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen ước đoán FIFA trong tuần này đã thu về 1,6 tỷ USD trong chu kỳ tài trợ 4 năm, giảm 11% từ lần World Cup trước tổ chức tại Brazil.

World Cup có còn là kênh quảng cáo hiệu quả?

“Doanh nghiệp muốn tài trợ ngày một ít đi. Các thương hiệu hàng đầu không còn xếp hàng để dành quyền tài trợ như trước nữa. FIFA dường như không còn là nơi hấp dẫn đối với những tên tuổi lớn”, trích lời Patrick McNally – một người từng giúp xây dựng mô hình tài trợ của FIFA những năm 70 của thế kỷ trước cho biết.

Nhiều chuyên gia nhận định địa điểm chính là nguyên nhân dẫn tới hiện trạng trên. Các nhà tài trợ và đối tác thương mại gặp rất nhiều trở ngại ở Nga vì tình hình đất nước này diễn biến rất phức tạp và có nhiều vấn đề gây tranh cãi như quyền LGBT, vấn đề chất kích thích trong thể thao, bán đảo Crimea và vụ đầu độc cựu điệp viên Nga Skripal.

CNN đã hỏi 4 nhà tài trợ lớn ở Châu Âu – Visa, McDonald, Budweiser và Coca-Cola – liệu họ có dự định đưa hình ảnh Nga vào các quảng cáo hay không. 3 nhà tài trợ không phản hồi và chỉ có Budweiser cho biết: “Chính sách tài trợ của chúng tôi là không dính líu đến bất kỳ một chính phủ hay điều luật nào, mà quan trọng là nhắm vào mục tiêu kết nối mọi người với nhau để cùng tận hưởng những khoảnh khắc tuyệt vời nhất”.

Từ năm 2011 đến nay FIFA đã không ký thêm hợp đồng tại trợ nào đối với những công ty châu Âu và doanh thu do đó cũng bị sụt giảm nhiều.

Tình trạng này có thể tái diễn ở kỳ World Cup tiếp theo vào năm 2022 do họ e ngại rủi ro đến từ nước chủ nhà – Qatar. Đất nước này đang có căng thẳng ngoại giao với các nước láng giềng vùng Vịnh. Một số tổ chức về nhân quyền cũng đã lên án Qatar đã không đảm bảo an toàn lao động cho công nhân khi họ phải đối mặt với nguy hiểm chết người tiềm ẩn từ nhiệt và độ ẩm.

Tiểu Long/ Theo CNN Money

Nguồn NDH: http://ndh.vn/world-cup-co-con-la-noi-phu-hop-de-quang-cao--20180619101556411p145c151.news