World Cup 2022: 'Bội thu' nhưng lòng tin vào FIFA bị thách thức nghiêm trọng

World Cup 2022 rõ ràng là một chiến thắng về mặt kinh tế dành cho FIFA. Trên thực tế, giải đấu dường như đang trở nên khó thu hút nhà tổ chức hơn trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, những tranh cãi ngoài sân cỏ khiến cơ quan bóng đá này dần mất đi lòng tin của người hâm mộ.

World Cup 2022 ghi lại một trang đặc biệt trong lịch sử bóng đá về các “cơn địa chấn" lạ lùng. Chủ tịch FIFA Gianni Infantino đã gọi đây là “kỳ World Cup tuyệt vời nhất từ trước đến nay” tại Qatar. Bên cạnh đó, những tranh cãi trong khâu chuẩn bị và cả mối bận tâm chính trị lại khiến cơ quan này mất dần niềm tin của người hâm mộ.

World Cup năm nay là giải đấu mang đầy yếu tố chính trị.

World Cup năm nay là giải đấu mang đầy yếu tố chính trị.

Theo nhiều nhà phân tích, World Cup năm nay cũng là giải đấu mang đầy yếu tố chính trị. Trước khi giải đấu diễn ra, Qatar đối mặt một số vấn đề liên quan tới người nhập cư và sự tẩy chay kéo dài nhiều năm từ các quốc gia láng giềng.

Trên thực tế, vào năm 2018, ý tưởng tăng số đội tham gia World Cup 2022 tại Qatar lên 48 đội đã thất bại. Vào thời điểm đó, Qatar đang xây dựng 8 sân vận động để tổ chức World Cup đầu tiên của Trung Đông, nhưng sẽ cần tới 12-14 địa điểm để đáp ứng giải đấu 48 đội.

Dù vậy, trong những tuần chuẩn bị cuối cùng, Qatar tự tin hơn trước những lời chỉ trích.

Bài phát biểu nổi tiếng của chủ tịch FIFA Infantino vào ngày 19/11 dường như đã nói lên “tiếng lòng" của nước chủ nhà, cáo buộc phương Tây đạo đức giả và phân biệt chủng tộc.

FIFA sau đó cũng đưa ra những đảm bảo cá nhân, như các đội châu Âu được đeo băng đội trưởng chống phân biệt đối xử, người hâm mộ được phép mang theo vật phẩm cầu vồng, nhà tài trợ World Cup AB InBev được bán bia Budweiser với rượu tại khu vực nhất định.

Thế nhưng, những điều đó không mấy suôn sẻ trong suốt giải đấu. Và đó cũng là lúc lòng tin vào FIFA bị thách thức nghiêm trọng.

Khi các nhà lập pháp châu Âu đeo băng đội trưởng “OneLove” đến tham dự trận đấu, quan chức Trung Đông cũng bắt đầu đeo băng của người Palestine.

Đây không phải là mùa World Cup những"gã khổng lồ" Tây Ban Nha, Hà Lan, hay thậm chí là cả Brazil.

Khi cổ động viên người Italy chạy vào sân cỏ giơ cao thông điệp của các nhà hoạt động châu Âu, vài ngày sau, một người đàn ông Tunisia cũng làm tương tự với lá cờ Palestine.

Tại World Cup Qatar, việc truyền tải thông tin chi tiết về hoạt động cơ bản trong suốt giải đấu cũng là vấn đề. Các cuộc họp giao ban và họp báo, hoạt động thường lệ tại các kỳ World Cup trước đây, đã không diễn ra.

Chưa mùa giải nào mà công nghệ VAR lại gây tranh cãi như ở World Cup 2022. Từ việc tổ trọng tài có quyết định tranh cãi khi công nhận bàn thắng nâng tỷ số lên 2-1 của Nhật Bản trước Tây Ban Nha đến cựu tiền đạo MU trút giận lên thiết bị tại sân Al Janoub sau khi Uruguay bị loại khỏi World Cup 2022.

Những tranh cãi xung quanh công nghệ này là quá lớn. Thậm chí, người hâm mộ cũng nhận ra rất rõ VAR như một "vũ khí" lợi hại để nhà tổ chức điều hành tỷ số theo ý muốn của mình.

Những "cơn địa chấn" từ đó mà nhận được nhiều sự hoài nghi. Và đây không phải là mùa World Cup những"gã khổng lồ" Tây Ban Nha, Hà Lan, hay thậm chí là cả Brazil.

Thành viên Nghị viện Anh Stuart Andrew đeo băng đội trưởng OneLove trên khán đài. Ảnh: Reuters.

Vai trò cơ bản của FIFA là giám sát luật bóng đá toàn cầu và đảm bảo World Cup diễn ra đúng kế hoạch: Đạt được mục tiêu, kiếm được hàng tỷ USD hợp lệ.

Thế nhưng, tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh, rất nhiều thứ khác cũng diễn ra. World Cup 2022 ghi lại một trang đặc biệt trong lịch sử bóng đá về các “cơn địa chấn" lạ lùng, hay những tranh cãi trong khâu chuẩn bị và cả mối bận tâm chính trị.

Nhưng vẫn không thể phủ nhận, World Cup 2022 rõ ràng là một chiến thắng về mặt kinh tế dành cho FIFA, mặc dù có khả năng cơ quan này phải giải quyết vấn đề vi phạm hợp đồng với AB InBev.

FIFA cho biết World Cup tại Qatar đã mang lại 7,5 tỷ USD tiền bản quyền và doanh thu tài trợ, cao hơn một tỷ so với vòng chung kết năm 2018 tại Nga.

Cavani đẩy ngã màn hình VAR.

Trên thực tế, World Cup dường như đang trở nên khó thu hút nhà tổ chức hơn trong hai thập kỷ qua, khi các công tố viên ở Mỹ, Thụy Sĩ và Pháp điều tra tham nhũng nhắm vào quan chức bóng đá.

Trong kỳ World Cup này, một số hợp đồng tài trợ “đến muộn" từ các công ty du lịch ở Saudi Arabia và Las Vegas, cùng với công ty trong lĩnh vực cờ bạc trực tuyến và dịch vụ tài chính tiền điện tử.

Minh Anh

Nguồn Công Lý: https://congly.vn/world-cup-2022-boi-thu-nhung-long-tin-vao-fifa-bi-thach-thuc-nghiem-trong-220313.html