World Bank: Việt Nam sẽ đối mặt với một số nguy cơ trong lợi ích từ thương chiến Mỹ-Trung

Với tỷ lệ xuất nhập khẩu trên GDP lên đến gần 200%, Việt Nam phải đối mặt với nguy cơ do độ bất định cao và khả năng các chuỗi toàn cầu bị gián đoạn.

Theo World Bank, Việt Nam còn có thể trở thành đối tượng của các biện pháp thuế quan và bảo vệ thương mại khác của Mỹ khi thặng dư thương mại với nước này ngày càng tăng lên.

Theo World Bank, Việt Nam còn có thể trở thành đối tượng của các biện pháp thuế quan và bảo vệ thương mại khác của Mỹ khi thặng dư thương mại với nước này ngày càng tăng lên.

Nhận định trên được đưa ra trong báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB) vừa công bố ngày 10/10.

Theo đó, cơ quan này cho rằng Việt Nam dường như hưởng lợi bởi chuyển dịch hướng xuất khẩu khi tranh chấp thương mại Mỹ - Trung leo thang. Trong nửa đầu năm 2019, xuất khẩu từ Việt Nam vào Mỹ tăng 33% so với cùng kỳ, chiếm 22% tổng kim ngạch của cả nước.

Theo WB, có lẽ Việt Nam được hưởng thêm thị phần của các mặt hàng của Trung Quốc suy giảm do bị Mỹ áp thuế khẩu cao hơn, chẳng hạn điện thoại và linh kiện, máy tính, hàng may mặc, da giày, đồ gỗ, thép và nhựa.

Dù vậy, các chuyên gia của tổ chức này cảnh báo Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ bất định cao hơn và khả năng các chuỗi giá trị toàn cầu bị gián đoạn. Việt Nam còn có thể trở thành đối tượng của các biện pháp thuế quan và bảo vệ thương mại khác của Mỹ khi thặng dư thương mại với nước này ngày càng tăng lên.

Căng thẳng thương mại leo thang và suy giảm toàn cầu mạnh hơn so với dự kiến có thể gây áp lực cho đà tăng trưởng của Việt Nam. Nhìn từ trong nước, công cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và khu vực ngân hàng chậm lại có thể tác động bất lợi về tài chính - vĩ mô và làm suy giảm tăng trưởng trong dài hạn.

World Bank cũng nhận định trong trung hạn triển vọng kinh tế Việt Nam vẫn tích cực. Tăng trưởng GDP sẽ giảm đà từ 7,1% năm 2018 xuống mức trên dưới 6,6% năm 2019 do tăng trưởng xuất khẩu chậm lại và tăng trưởng sản xuất nông nghiệp yếu hơn.

Mức tăng trưởng cả năm 2019 vẫn trong mục tiêu 6,6-6,8% của Quốc hội và được giữ nguyên so với dự báo đưa ra tháng 7 của ngân hàng này.

Trong kỳ dự báo (2019-2021), lạm phát dự kiến ở Việt Nam vẫn thấp hơn chỉ tiêu 4% mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra, còn tài khoản vãng lai vẫn thặng dư nhưng ở mức thấp.

Nhận định về triển vọng kinh tế Việt Nam, ông Jacques Morisset, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tỏ ra rất lạc quan về tăng trưởng GDP nhờ hai động lực quan trọng, gồm: nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng cao và sức cạnh tranh cao của nền kinh tế so với khu vực.

Về rủi ro, thách thức, World Bank cho biết Việt Nam vẫn dễ bị ảnh hưởng bởi thay đổi về tình trạng kinh tế toàn cầu, do mở cửa thương mại mạnh mẽ, dư địa chính sách tài khóa và tiền tệ tương đối hạn chế. Căng thẳng thương mại leo thang và suy giảm toàn cầu mạnh hơn so với dự kiến có thể gây sức ép cho đà tăng trưởng.

Nhìn trong nước, đơn vị này cho rằng công cuộc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước và khu vực ngân hàng bị chậm lại có thể gây tác động bất lợi về tài chính, vĩ mô và làm suy giảm viễn cảnh tăng trưởng dài hạn.

Linh Nga

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức cùng cơ hội nhận quà tặng hàng tháng.

Nguồn DĐDN: https://enternews.vn/world-bank-viet-nam-se-doi-mat-voi-mot-so-nguy-co-trong-loi-ich-tu-thuong-chien-my-trung-159233.html