William Shakespeare ngoài đời trông như thế nào?

Dù Shakespeare có là nhà viết kịch vĩ đại nhất của nước Anh đi chăng nữa thì ông cũng chỉ có duy nhất một bức chân dung được giới học giả công nhận.

Ngày nay, không có bất cứ mô tả nào về ngoại hình của đại thi hào William Shakespeare còn tồn tại, và cũng không có bằng chứng nào cho thấy Shakespeare từng đặt vẽ chân dung. Vậy nên nói chính xác nhất thì không có một người nào còn sống biết được khuôn mặt thực sự của ông.

Tại triển lãm chân dung quốc gia của Anh, trong vòng bốn thập kỷ kể từ khi được thành lập năm 1856, đã có khoảng 60 chân dung tái hiện lại hình ảnh William Shakespeare được trưng bày và bán tại đây.

Tuy nhiên chỉ có duy nhất hai tạo hình được giới học giả công nhận, một trong số đó là bản khắc được thực hiện bởi Martin Droeshout, còn lại bức điêu khắc đặt trong nhà thờ Holy Trinity được tin là do nhà điêu khắc nổi tiếng Geral Johnson.

Bản khắc của Martin Droeshout đến nay vẫn được coi là bức chân dung duy nhất giống với William Shakespeare.

Bản khắc của Martin Droeshout đến nay vẫn được coi là bức chân dung duy nhất giống với William Shakespeare.

Bản khắc của Droeshout được dùng làm trang bìa của một cuốn sách tuyển tập các tác phẩm của Shakespeare xuất bản lần đầu năm 1623. Và trong bài thơ giới thiệu của cuốn sách, nhà viết kịch Ben Johnson đã ngụ ý rằng bức họa này trông rất giống Shakespeare.

Năm 2006, trong triển lãm “Đi tìm Shakespeare”, triển lãm chân dung quốc gia đã giới thiệu đến đông đảo độc giả 6 bức họa khác về Shakespeare. Trong đó bức vẽ của Chandos được coi là gần giống với nhà viết kịch vĩ đại của nhân loại nhất.

Và lấy ý tưởng từ những bức chân dung của Shakespeare, nhà văn người Mỹ Charles Finch đã cho ra mắt cuốn sách tiểu thuyết trinh thám mới nhất của mình mang tên The Vanishing Man.

Cuốn sách The Vanishing Man lấy ý tưởng từ những bức chân dung của Shakespeare.

Tác phẩm lấy bối cảnh tại London năm 1853 khi một bức tranh trong bộ sưu tập của Công tước xứ Dorset bị đánh cắp. Nhưng điều quan trọng hơn là ông nhận ra lũ trộm có thể sẽ quay lại lần nữa bởi có lẽ chúng đã nhầm lẫn.

Bức tranh bị đánh cắp được treo ngay cạnh một kiệt tác vô cùng quý giá - và đó có thể là bức tranh sơn dầu duy nhất của William Shakespeare từng có trong cả cuộc đời mình.

Rồi án mạng bắt đầu xảy đến và hàng loạt những bí mật liên quan đến Shakespeare được tiết lộ khiến vị thám tử trẻ tuổi Charles Lenox không thể làm ngơ. The Vanishing Man là phần tiếp theo series tiền truyện về thám tử Charles Lenox sau thành công của cuốn đầu tiên The Woman in the Water và 11 tập truyện chính khác do Charles Finch sáng tạo nên.

Charles Finch là một trong nhiều nhà văn trinh thám được yêu thích tại Mỹ

Không chỉ khiến độc giả cuốn theo một cuộc rượt bắt ngoạn mục mà Finch cũng rất biết cách giải trí người đọc. Xuất phát từ thực tế rằng chính tác giả của Romeo và Juliet cũng không thể phát âm được đúng họ của mình, Finch đã giới thiệu với độc giả cái tên “William Shakespeare” được chơi chữ thành “I am a weakish speller” (Tôi là người đánh vần kém cỏi).

Thu Hoài

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/william-shakespeare-ngoai-doi-trong-nhu-the-nao-post919765.html