Vươn lên từ nỗi đau da cam

Chiến tranh đã lùi xa, song hàng triệu người dân Việt Nam và những thế hệ thứ 2, thứ 3, thậm chí thứ tư, sinh ra trong hòa bình vẫn phải gánh chịu nỗi đau do chất độc da cam/dioxin mà quân đội Mỹ rải xuống khắp chiến trường miền Nam. Nhưng niềm tin và lạc quan về một tương lai tốt đẹp hơn chưa bao giờ tắt với những nạn nhân và gia đình của họ.Cô Nguyễn Thị Kim Yến – Giáo viên Trung tâm Bảo trợ Nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng: mới nhìn thì thấy các em lớn vậy nhưng sự hiểu biết, trí tuệ của các em thực ra chỉ như trẻ mẫu giáo thôi. Nên dạy văn hóa cho các em rất khó. Nên được như em Diễm là cả một quá trình là sự nỗ lực của các thầy cô giáo và của bản thân em rất lớn. Em Phạm Thị Thu Diễm- Trung tâm Bảo trợ Nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng: Ở đây em được học nhiều thứ, học may, học làm hoa, học văn hóa, nên em rất thích. Em ước làm thợ may để may quần áo phụ bố mẹ.Bà Nguyễn Thị Lời- Thôn Phú Hạ, xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang: Hồi ở nhà thì không biết gì hết, nhưng tới Trung tâm học thì thấy phát triển nhiều, biết nhiều hơn. Giờ tôi cảm thấy rất mừng, cũng đỡ lo hơn, chỉ mong con có thể học nghề may cho tốt để xin đi làm, sau này kiếm được tiền tự nuôi bản thân. Ông Trà Thanh Lành- Phó Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/đioxin thành phố Đà Nẵng: Trên 5000 nạn nhân chất độc màu da cam tại Đà Nẵng thì hầu như gia đình nào cũng khó khăn, tuy nhiên Hội Nạn nhân chất độc da cam Đà Nẵng luôn đồng hành để kêu gọi cả xã hội giúp đỡ cho các gia đình này. Ví dụ như gia đình em Diễm này. Trong thời gian qua, Hội đã hỗ trợ cho gia đình 1 chiếc xe máy để giao thương buôn bán, hỗ trợ heo giống để tăng gia sản xuất, thường xuyên thăm hỏi, tặng quà.

Giờ học Tiếng Việt ở Trung tâm Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng. Những con chữ này đã được giữ lại trên bảng cả tuần nay vì học sinh vẫn chưa nhớ hết. Cần mẫn dò theo từng con chữ, Diễm cũng như những đứa trẻ này, bị khuyết tật về trí tuệ hoặc vận động, hoặc cả 2, do ảnh hưởng chất độc da cam/ dioxin.

Nhìn thân hình nhỏ bé và nụ cười ngô nghê này, không ai nghĩ Diễm đã 20 tuổi. Cô không hề biết đến chiến tranh nhưng lại là nạn nhân của thứ chất độc hóa học khủng khiếp nhất từ cuộc chiến đã kết thúc cách đây gần nửa thế kỷ. Nhưng cô gái ấy biết rõ mơ ước của mình.

Với mẹ Diễm, Trung tâm này là niềm hy vọng duy nhất giúp con gái bà thực hiện ước mơ, và cũng là giúp bà nhẹ bớt lo toan vì mọi sinh hoạt học tập của những học viên tại đây đều được miễn phí.

Bố mẹ Diễm thay nhau đi làm thuê cho các cơ sở chế tác đá gần nhà để có tiền nuôi Diễm và đứa em bệnh tim, không biết khi nào gia đình mới ra khỏi diện cận nghèo. Gánh nặng về kinh tế, sức khỏe cũng là tình cảnh chung của các gia đình nạn nhân chất độc da cam (Hội thăm tặng quà).

Tuy cuộc sống của các gia đình nạn nhân chất độc da cam còn rất khó khăn, nhưng nhờ những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là sự nỗ lực không đầu hàng số phận của chính các nạn nhân và gia đình, mà những nụ cười lạc quan vẫn luôn ngời sáng trên khuôn mặt họ, như xương rồng vẫn nở hoa trên cát./.

Nguồn VNEWS: http://vnews.gov.vn/vuon-len-tu-noi-dau-da-cam