Vùng trồng dược liệu sạch đạt chuẩn quốc tế của Nam dược trên đất Việt

Trong hành trình thực hiện sứ mệnh 'thuốc nam cho người Việt', Nam Dược chú trọng phát triển nguồn dược liệu sạch đạt chuẩn GACPWHO, từ đó tạo ra những sản phẩm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chất lượng cao nhất, được đông đảo người người tiêu dùng tin chọn.

Tiềm năng phát triển nguồn dược liệu sạch trong nước

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội, Việt Nam có hơn 5.000 loài cây thuốc nhưng vẫn phải nhập nhiều dược liệu… Vài năm gần đây, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp phối hợp với người nông dân tạo ra các vùng trồng dược liệu sạch theo chuẩn Quốc tế GACP-WHO (Thực hành tốt trồng và thu hái dược liệu theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới).

Nam Dược là một trong những doanh nghiệp dược đi đầu, tạo được vùng trồng chuẩn quốc tế, đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cho các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.

Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thượng Dong, nguyên Viện trưởng Viện Dược liệu Việt Nam cho biết, các vùng trồng dược liệu theo tiêu chuẩn GACP-WHO phải đảm bảo nhiều tiêu chí khắt khe như: Chọn giống cây trồng chính xác, Trồng tại vùng sinh thái phù hợp với nguồn đất, nước không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, gần khu khu chăn nuôi, bệnh viện; Thu hái đúng quy trình; Có hồ sơ quản lý xác minh nguồn gốc...

Tất cả các yếu tố này nhằm đảm bảo dược liệu phải chính xác, đạt tính an toàn và có tác dụng điều trị.

Để đạt chuẩn GACP-WHO, các vùng trồng dược liệu sạch của Nam Dược đảm bảo 3 KHÔNG: Không dư lượng thuốc trừ sâu, Không thuốc kích thích tăng trưởng, Không hóa chất bảo quản và 3 CÓ: Có nguồn giống tốt, Có hoạt chất cao, ổn định; Có quy trình chuẩn.

Dưới đây là một số vùng trồng chuẩn hóa GACP-WHO của Nam Dược, cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng cao cho các sản phẩm được yêu thích nhất như Siro ho cảm Ích Nhi, thuốc thảo dược Thông Xoang Tán...

Vùng cát cánh tại Lào Cai

Vùng trồng cát cánh đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại Lào Cai

Vùng trồng cát cánh đạt tiêu chuẩn GACP-WHO tại Lào Cai

Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc” của Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, rễ cát cánh có tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, giảm ho, khử đờm, chống loét và chống viêm. Đây là một thành phần chính trong sản phẩm thảo dược hàng đầu hỗ trợ trị ho, cảm lạnh cho trẻ em tại Việt Nam là Siro ho cảm Ích Nhi.

Vùng trồng Dược liệu Cát cánh của Nam Dược đã được Bộ Y Tế thẩm định và cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GACP-WHO năm 2018. Chuyên gia của Dự án BioTrade cho biết, Cát cánh tại vùng trồng này sinh trưởng tốt, có hàm lượng saponin cao gấp 3 lần so với loại nhập từ Trung Quốc.

Vùng trồng cát cánh tại Lào Cai của Nam Dược đang ngày càng được mở rộng, nâng cao chất lượng, không chỉ cung cấp nguồn nguyên liệu đảm bảo cho Siro ho cảm Ích Nhi mà còn giúp cải thiện thu nhập, đời sống của người dân vùng núi Bắc Hà.

Vùng quất tại Nam Định

Vùng quất rộng 10ha (dùng làm nguyên liệu sản xuất Siro ho cảm Ích Nhi) nằm biệt lập trên bãi bồi giữa sông Đào tại Vụ Bản, Nam Định

Theo sách “Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam”, quả Quất (Tắc) được sử dụng trong các bài thuốc chữa ho, đặc biệt là ho lâu ngày không khỏi.

Vùng trồng quất dược liệu cho Siro ho cảm Ích Nhi nằm biệt lập giữa bãi bồi của sông Đào (xã Thành Lợi, huyện Vụ Bản, Nam Định), tránh được ảnh hưởng tiêu cực từ các vùng sản xuất nông nghiệp xung quanh. Trồng giữa bãi đất bồi theo phương pháp tự nhiên và được chăm bón hữu cơ bằng bột đậu nành, Quất (tắc) ra quả quanh năm, có sức đề kháng tự nhiên tốt, ít sâu bệnh. Tháng 9/2017, vùng quất được Bộ Y tế thẩm định đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.

Quất được thu hái khi vừa chín để cho hàm lượng hoạt chất cao và tốt nhất. Chủ vườn phải kiểm soát sát sao chất lượng sản phẩm trước khi cung cấp cho nhà sản xuất. Ông Đoàn Văn Hoa, quản lý vùng trồng khẳng định: “Tại đây, mẫu mã quất không quan trọng nhưng độ sạch và chất lượng phải đặt lên hàng đầu”. Những trái quất đạt chuẩn sẽ được đưa tới khu sơ chế, vượt qua một lần kiểm tra nữa, rồi mới làm sạch, diệt khuẩn và đưa vào hệ thống chiết xuất.

Vùng Phòng Phong tại Hà Giang

Phòng phong là vị thuốc quý có công dụng chống dị ứng, kháng khuẩn, tiêu viêm, trừ phong, đặc biệt giảm đau nhức đầu do viêm xoang. Đây là một thành phần quan trọng của thuốc thảo dược Thông Xoang Tán Nam Dược – điều trị viêm xoang cấp và mạn tính an toàn, hiệu quả, không tác dụng phụ, hạn chế tái phát. Sản phẩm đã nghiên cứu lâm sàng tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, được hàng triệu người tin dùng.

Từ năm 2014, Nam Dược bắt đầu trồng phòng phong tại vùng núi cao thị trấn Phố Cáo, Đồng Văn, Hà Giang, nơi có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để cây phát triển tốt, cho hàm lượng hoạt chất cao. Tháng 10/2020, vùng trồng dược liệu Phòng Phong được thẩm định đạt chuẩn GACP-WHO.

PGS.TS Nguyễn Duy Thuần, Nguyên Phó Giám Đốc Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam cho biết: Việc trồng trọt, thu hái, bảo quản Dược liệu Phòng phong với quy trình đạt chuẩn GACP-WHO giúp đảm bảo hàm lượng hoạt chất cao và ổn định, gấp hơn 2 lần so với mức quy định trong dược điển.

PV

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/vung-trong-duoc-lieu-sach-dat-chuan-quoc-te-cua-nam-duoc-tren-dat-viet-d183412.html