Vùng nào của Việt Nam rộng lớn nhất?

Một trong hai vùng đồng bằng của Việt Nam có diện tích lớn gần gấp đôi diện tích đồng bằng còn lại.

Việt Nam được chia thành 3 miền và 8 vùng:

Bắc Bộ: Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
Trung Bộ: Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên.
Nam Bộ: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.

Vùng của Việt Nam có diện tích lớn nhất

Hỏi:

Vùng nào trong 3 miền của Việt Nam có diện tích lớn nhất?

A. Đồng bằng sông Hồng

B. Đông Nam Bộ

C. Tây Nguyên

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Đáp án:

D. Đồng bằng sông Cửu Long

Diện tích của đồng bằng sông Cửu Long là 40.816,3km2, rộng gần gấp đôi đồng bằng sông Hồng (21.260,3km2).

Vùng đồng bằng này là vựa lúa của cả nước, nơi đất đai trù phú, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cây ăn trái (Ảnh: Báo Văn nghệ).

Vùng đồng bằng này là vựa lúa của cả nước, nơi đất đai trù phú, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, cây ăn trái (Ảnh: Báo Văn nghệ).

Hỏi:

Tỉnh nào sau đây không thuộc Đồng bằng sông Cửa Long?

A. Cần Thơ

B. Bình Phước

C. Long An

D. An Giang

Đáp án:

B. Bình Phước

Đồng bằng sông Cửu Long (hay còn gọi là Tây Nam Bộ, miền Tây) gồm 13 tỉnh/thành là: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, TP Cần Thơ. Trong đó, Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương.

Tỉnh Bình Phước thuộc vùng Đông Nam Bộ của miền Nam (Ảnh: Tuyên giáo Bình Phước).

Tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long có tên "kho chứa bạc của vua"

Hỏi:

Tỉnh nào ở đồng bằng sông Cửu Long có tên gọi với ý nghĩa là "kho chứa bạc của vua"?

A. Bạc Liêu

B. Vĩnh Long

C. Sóc Trăng

D. Cà Mau

Đáp án:

C. Sóc Trăng

Theo trang tin điện tử của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng, tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer tạo thành. Chữ Srok nghĩa là "xứ", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang do đó có ý nghĩa là xứ có kho chứa bạc của nhà vua.

Tiếng Việt phiên âm Srok Kh'leang thành Sốc-Kha-Lang rồi sau đó đọc thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng được đổi tên thành Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông, Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi được đổi thành Nguyệt Giang).

Tỉnh Sóc Trăng được thành lập năm 1991, trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hậu Giang (Ảnh: Tuyên giáo).

Sông Vàm Cỏ Đông thuộc đồng bằng sông Cửu Long

Hỏi:

Sông Vàm Cỏ Đông trong bài thơ nổi tiếng cùng tên của tác giả Hoài Vũ, Trương Quang Lục phổ nhạc, chảy qua tỉnh nào của đồng bằng sông Cửu Long?

A. Hậu Giang

B. Long An

C. Tiền Giang

D. An Giang

Đáp án:

B. Long An

Vàm Cỏ Đông là một nhánh của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai. Theo trang tin điện tử của UBND tỉnh Long An, sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Campuchia, qua tỉnh Tây Ninh (thuộc vùng Đông Nam Bộ của miền Nam Việt Nam) và vào địa phận Long An. Sông chảy qua các huyện Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước của tỉnh đồng bằng sông Cửu Long này với thủy trình khoảng 86km. Vàm Cỏ Đông sau đó hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây để tạo nên sông Vàm Cỏ (tỉnh Long An), dài 35 km, rồi đổ ra biển Đông.

Sông Vàm Cỏ Đông thuộc tỉnh Long An (Ảnh: Youtube).

Hỏi:

Tỉnh nào ở đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước?

A. Bến Tre

B. Long An

C. Tiền Giang

D. An Giang

Đáp án:

A. Bến Tre

Bến Tre là một trong 13 tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long, được hình thành bởi 3 cù lao An Hóa, Bảo, Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long (Tiền, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên) bồi tụ.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Bến Tre, tỉnh hiện có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước - trên 71.000 hecta (chiếm 50% diện tích cả nước), sản lượng đạt trên 600 triệu trái mỗi năm. Những vườn dừa bạt ngàn tập trung ở các huyện phía tây tỉnh như: Châu Thành, Chợ Lách, Mỏ Cày, Giồng Trôm.

Cây dừa ở Bến Tre nổi tiếng khắp cả nước, đã đi vào trong ca dao và là đặc sản tại đây (Ảnh: Truyền hình du lịch).

Nguyễn Trang

Nguồn Thời Đại: https://thoidai.com.vn/vung-nao-cua-viet-nam-rong-lon-nhat-76239.html