'Vua' sư tử trắng và những động vật bạch tạng quý hiếm

Trong tự nhiên, bạn khó có thể nhìn thấy một con thú bạch tạng. Các nhà khoa học cho rằng màu sắc nổi bật khiến chúng khó tồn tại và thích nghi được với môi trường sống.

2 con sư tử trắng quý hiếm, Samuel và Cleopatra, được chụp lại tại vườn thú Tbilisi, Georgia, vào năm 2013. Đây là kết quả của bạch tạng, một bệnh chứng bệnh đột biến gene không thể tạo ra nhiễm sắc tố trên da và lông. Ảnh: Greenarea.

2 con sư tử trắng quý hiếm, Samuel và Cleopatra, được chụp lại tại vườn thú Tbilisi, Georgia, vào năm 2013. Đây là kết quả của bạch tạng, một bệnh chứng bệnh đột biến gene không thể tạo ra nhiễm sắc tố trên da và lông. Ảnh: Greenarea.

Chứng bệnh bạch tạng có ở bất kỳ loài động vật nào, tất nhiên là cả con người. Những cá thể bị bạch tạng có đặc điểm chung là màu da nhợt nhạt, dễ bị ung thư khi tiếp xúc với ánh nắng. Trong ảnh là con cá sấu bị bạch tạng được chụp lại ở vườn thú của Florida (Mỹ) mới đây. Ảnh: Foxnew.

Bức ảnh chụp một con tê giác bạch tạng đứng cùng đồng loại cho thấy màu sắc sáng trắng nổi bật. Chính điều này gây nhiều khó khăn trong cuộc sống của chúng ngoài tự nhiên bởi không thể ngụy trang trước kẻ thù và con mồi. Ảnh: Boredduck.

Bức hình con khỉ đột bạch tạng được chụp lại ở vườn thú Barcelona, Tây Ban Nha, vào năm 2003. Khi ấy, con vật đã được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư da. Đây là căn bệnh rất dễ mắc phải đối với động vật bạch tạng. Ảnh: Msn.

Con rắn chuột Nhật Bản bạch tạng này được chụp ở cơ sở nuôi rắn ở Iwakuni vào năm 2008. Trong tự nhiên, loài rắn này có màu xanh lá cây, điều này giúp chúng dễ dàng ẩn nấp để bắt những loài động vật nhỏ như chuột, thằn lằn, chim... Ảnh: Dailymotion.

Theo các nhà khoa học, tỷ lệ động vật bị bạch tạng là 1/10.000. Đối với các loài chim, tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn. Trong ảnh là một con hổ bạch tạng cực kỳ hiếm gặp, khác hẳn với hổ trắng thông thường vốn là một gene lặn di truyền từ đời này sang đời khác. Ảnh: Blazepress.

Bức ảnh chụp một con rùa bạch tạng bơi giữa đàn rùa biển xanh ở Ko Khram, Thái Lan, năm 2009. Những động vật bạch tạng ngoài tự nhiên thường chết trước khi tới tuổi trưởng thành, nên bạn rất khó để bắt gặp. Ảnh: Rebloggy.

Một con công bạch tạng màu trắng sáng tại vườn thú Pairi Daiza, Brugelette, Bỉ, ảnh chụp vào năm 2003. Khó tồn tại được trong môi trường tự nhiên, nhưng ở điều kiện nuôi nhốt, bạn vẫn có thể chiêm ngưỡng những sinh vật tuyệt đẹp như đến từ thế giới khác này. Ảnh: Msn.

Hình ảnh Cheesecake, con trăn bạch tạng to lớn đang lè lưỡi, ngâm mình trong sở thú Malabon ở ngoại ô Manila, Philippines, năm 2013. Bạn có thể thấy xung quanh Cheesecake luôn có rất đông du khách tới chiêm ngưỡng và chụp hình. Ảnh: Pixanews.

Bức ảnh chụp ngoài khơi bờ biển phía nam Australia cho thấy một con cá heo bạch tạng đang bơi cùng đàn. Dưới ánh nắng mặt trời, màu sắc con cá heo lại càng thêm nổi bật hơn, bất kể bạn quan sát từ hướng nào. Ảnh: Knack.

Chuột túi con dễ thương có tên là Pino đang ngó ra từ chiếc túi của mẹ tại công viên Faunistic Le Cornelle, Italy, vào năm 2007. Ảnh: Msn.

An Ngọc

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/vua-su-tu-trang-va-nhung-dong-vat-bach-tang-quy-hiem-post963410.html