Vừa hết kỳ 'đèn đỏ' chị em không được làm điều này

Có một số việc chị em không nên vội làm ngay khi vừa hết kỳ kinh nguyệt.

Tập thể dục cường độ cao

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong xã hội hiện đại, nhiều phụ nữ chọn cách tập thể dục để giữ cho thân hình hoàn hảo, đây là một thói quen rất tốt. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối đừng nên tập thể dục gắng sức trong một số thời kỳ nhất định, chẳng hạn như thời kỳ kinh nguyệt.

Nhiều phụ nữ nghĩ rằng chỉ cần không có kinh là có thể vận động mạnh tùy thích nên ngay sau khi hết kinh là đi tập lại được ngay.

Nhưng khi vừa mới kết thúc kỳ kinh nguyệt, tử cung vẫn đang trong thời kỳ phục hồi, nếu chị em chọn vận động mạnh sẽ cản trở quá trình "tự sửa chữa" nội mạc tử cung, thậm chí có thể gây chảy máu thứ phát.

Mặt khác, khả năng miễn dịch của nữ giới khá yếu trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc ngay sau kỳ kinh nguyệt, vận động quá sức vào thời điểm này sẽ khiến phụ nữ đổ nhiều mồ hôi, lỗ chân lông nở ra, dễ dẫn đến vi rút và khí ẩm lạnh xâm nhập gây ra nhiều bệnh tật.

Quan hệ tình dục

Nhiều người cho rằng vừa hết kinh, phụ nữ trong thời kỳ không rụng trứng, lúc này quan hệ tình dục là "an toàn" nhất, có thể "tùy hứng", không cần áp dụng biện pháp tránh thai nào.

Thực tế, nhận thức này rất sai lầm. Vì vừa hết kinh, lúc này tử cung vẫn đang hồi phục, khả năng miễn dịch của cơ thể nữ giới còn ở mức thấp, quan hệ tình dục vào thời điểm này sẽ khiến cơ thể nữ giới rất dễ bị nhiễm vi trùng, trường hợp nặng còn có thể gây chảy máu tử cung trở lại, dễ dẫn đến các bệnh phụ khoa khác nhau.

Vì vậy, bạn chỉ nên quan hệ sau khi hết kinh ít nhất 3 ngày.

Không nên đi khám vú ngay sau kỳ kinh

Do ảnh hưởng của estrogen, khi bạn bước vào chu kỳ kinh nguyệt, vú sẽ có cảm giác đau đớn, và đôi khi bạn có thể chạm vào thấy một số cục sần bên trong. Tại thời điểm này, nếu thực hiện kiểm tra vú sẽ làm cho bác sĩ có cảm giác khó phân biệt giữa tăng sản lành tính và khối u nhỏ.

Một tuần sau khi kết thúc kỳ kinh, đó là thời gian tốt nhất để khám vú. Tại thời điểm này, estrogen đã trở lại mức ban đầu, ngực trở nên nhỏ hơn và mềm hơn, hiện tượng đau và căng cứng được giảm bớt hoặc thậm chí biến mất, và các nốt tăng sản cũng giảm hoặc không còn tồn tại. Nếu bạn muốn thực hiện việc khám vú, thời gian này là hợp lý.

Không nên đi khám phụ khoa ngay khi hết kinh

Nếu phải tiến hành phẫu thuật vùng cổ tử cung và một khám kiểm tra phụ khoa cần phải lấy tiết dịch âm đạo thì thời gian phù hợp để bạn lựa chọn tốt nhất từ 3 đến 7 ngày sau khi kinh nguyệt sạch sẽ.

Vì vậy, để không ảnh hưởng đến kết quả kiểm tra, vì độ chính xác giảm đi rất nhiều sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt, tại thời điểm này cổ tử cung tương đối mềm, việc kiểm tra sẽ tạo ra sự khó chịu là tương đối nhỏ, dễ dàng hơn để cạo và lấy dịch tiết.

Khi cần khám những vấn đề khác nhau thì thời gian cụ thể sẽ hơi khác nhau, nếu bạn muốn đi khám, hãy nhớ xác nhận thời gian của kỳ kinh nguyệt với bác sĩ.

Nếu bạn cần phải đi khám sức khỏe mà kèm theo yêu cầu phải xét nghiệm nước tiểu thì bạn nên chọn thời điểm thực hiện tốt nhất sau ít nhất 3 ngày sạch kinh nguyệt.

Bạn có biết lý do tại sao? Lý do là vì nếu chưa sạch kinh hoàn toàn, việc lấy mẫu nước tiểu sẽ kèm tạp chất và ảnh hưởng đến kết quả khám.

Không vội đi nhổ răng ngay sau kỳ kinh

Chúng ta đều biết rằng rối loạn đông máu là yếu tố thường xuyên xảy ra trong thời gian có kinh nguyệt, rất dễ gây chảy máu sau khi nhổ răng.

Tuy nhiên, kể cả ngay sau khi đã hết kỳ kinh, bạn cũng không nên tiến hành nhổ răng vội vàng. Thời gian tốt nhất là từ 8 đến 14 ngày sau khi sạch kinh. Lúc đó, nhổ răng thì lượng máu chảy ra tương đối nhỏ, cơn đau nhẹ hơn và khả năng nhiễm trùng hậu phẫu là tương đối thấp, có lợi cho việc nhanh chữa lành vết thương.

Không ăn uống đồ lạnh ngay sau kỳ kinh

Dù có thèm đến mấy chị em cũng không nên ăn đồ lạnh ngay cả trong và sau kỳ kinh nguyệt.

Không chỉ kiêng cữ ăn đồ lạnh trong kỳ kinh nguyệt mà việc ăn đồ lạnh khi vừa hết kinh sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho tử cung, có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Chị em dù thèm đến mấy cũng nên hạn chế tối đa những loại đồ này.

Thông thường, sau một chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu mất đi mỗi tháng ít nhất là 20 đến 80 ml, và đối với những người phụ nữ có chu kỳ kinh dài và lượng máu ra nhiều thì số lượng đó thậm chí còn lớn hơn. Mất máu quá nhiều có thể dẫn đến thiếu sắt trong cơ thể, dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Vì vậy chị em nên ăn uống, bồi bổ đủ các chất dinh dưỡng sau thời kỳ "đèn đỏ" nhé.

Theo Hải Đường/Tiêu dùng

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/vua-het-ky-den-do-chi-em-khong-duoc-lam-dieu-nay/20210310105906832