Vụ tấn công cầu Crimea: Nga vẫn chỉ có hai đồng minh!

Chúng ta lại quay về công thức nổi tiếng cũ của Sa hoàng Aleksandr Đại đế rằng nước Nga chỉ có hai đồng minh: đó là quân đội và hạm đội.

Các nước ODKB cố giữ trung lập trong cuộc xung đột giữa Matxcova với Phương Tây.

Xin giới thiệu với bạn đọc quan điểm của một chuyên gia Nga về việc tại sao Nga “cô độc” trên trường quốc tế sau sự cố trên eo biển Kerch mới đây qua bài phỏng vấn chuyên gia của phóng viên tờ”Svobodnaia Pressa” Xvetlana Gomzikova để tham khảo thêm một cách nhìn. Bài đăng trên báo này ngày 28/11/2018.

Trên ảnh: Phó thứ nhất đại diện thường trực Nga tai Liên Hợp Quốc Dmitri Poliansk tại cuộc họp Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc về tình hình Ucraine tại Trụ sở LHQ (Ảnh : Zuma/ ТАSS)

I. Phần dẫn của phóng viên Xvetlana Gomzikova

Phó đại diện thường trực Kazakhstan tại LHQ Kanat Tumysh mới đây đã tuyên bố tại cuộc họp của Hội đồng bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc (LHQ) là Astana sẵn sàng làm trung gian giải quyết tình huống xung đột giữa Nga và Ucraine do sự cố mới đây trên eo biển Kerch.

Vị đại diện ngoại giao này cho biết là Kazakhstan rất lấy làm tiếc về sự cố trên bởi vì cả nhân dân Nga và nhân dân Ucriane đều là các “dân tộc anh em” của nhân dân Kazakhstan.

Ông cũng khẩn thiết kêu gọi hai bên cố gắng kiềm chế tránh “những bước đi có thể làm leo thang căng thẳng trong mối quan hệ chính trị giữa hai nước”.

K.Tumysh tuyên bố: “Chúng tôi cho rằng đó là cơ chế hiện có duy nhất và hiệu quả nhất để giải quyết một cách hòa bình vấn đề này và ngăn chặn bất kỳ một hành động tiêu cực nào”.

Nói cách khác, theo ông , sự cố trên có thể trở thành chính cái ngọn lửa nhỏ châm ngòi “gây ra một vụ cháy lớn” và thậm chí là khởi mào cho một cuộc chiến tranh trong khu vực.

Còn HĐBA LHQ, như đã biết, tại cuộc gọp khẩn ngày thứ hai (26/11/2018) đã phong tỏa chương trình nghị sự (đề xuất) của Nga về “sự vi phạm đường biên giới quốc gia (Nga) của phía Ucraine”.

Cách đặt vấn đề như vậy (của Nga) không làm hài lòng Đại diện thường trực Mỹ (tại LHQ) Nikki Haly bởi vì bà này cho rằng hoàn toàn không thể coi những hành động của Ucraine tại vùng lãnh hải Nga trong ngày chủ nhật là những hành động mang tính khiêu khích.

Đồng thời, Nikki Haly tiến hành “chiến dịch tuyên truyền” rộng rãi yêu cầu phản đối bất kỳ đề xuất nào do phái đoàn Nga đưa ra.

Và cũng như thường lệ, phần lớn các nước đã làm theo “lời khuyên” của bà Nikki Haly. Chỉ có 3 nước ủng hộ đề xuất của Nga- Trung Quốc, Kazakstan và Bolivia.

Thực ra, ngay sau đó, đại diện Kazakhstan đã “thú nhận” là các nhà ngoại giao nước này đã sẵn sàng bỏ phiếu ủng hộ cho cả đề xuất của Nga và cả đề xuất của Ucriane, bởi vì nước mình luôn sẵn sàng “mở cửa cho các cuộc đối thoại và tranh luận (thẳng thắn) về các vấn đề an ninh toàn cầu”.

Có nghĩa là, phái đoàn Kazakhstan đã không hề đưa ra một lập trường ủng hộ Nga rõ ràng trong vụ việc liên quan đến sự cố tại eo biển Kerch. Và điều đó, dĩ nhiên, làm chúng ta (Nga) phiền lòng ...

Không hiểu tại sao mà “tập thể” Phương Tây luôn hành động một cách thống nhất đến như vậy. Chỉ cần Mỹ nhấc cây gậy “chỉ huy dàn nhạc lên”, là chúng ta ngay lập tức được “thưởng thức” một dàn đồng ca đều nhịp lên án Nga.

Thêm nữa, họ thậm chí không thèm bận tâm thử phân tích tình huống, họ không cần các sự kiện. Nga bao giờ cũng chắc chắn là bên có lỗi.

Đó chính là điều được thể hiện rất rõ tại cuộc họp HĐBA LHQ được triệu tập ngay sau sự cố eo biển Kerch.

Khi đó, Mỹ và các đồng minh Châu Âu của Mỹ- Anh, Ba Lan, Pháp, Đức và Thụy Điển – tất cả đều đổ xô vào lên án nước ta.

Nước Nga, nào là “tấn công”, nào là “làm mất ổn định”, nào là “vi phạm luật pháp quốc tế” và v.v. Chính vì thế mà “chúng tôi (các nước vừa liệt kê ở trên –ND) lên án mạnh mẽ các hành động gây hấn (của Nga)” và “chúng tôi yêu cầu áp dụng các biện pháp trừng phạt”.

Còn Ucraine, dĩ nhiên, không hề có lỗi gì.

Thế còn các “đồng minh chiến lược” của chúng ta (Nga) giờ này đang ở đâu? Các nước ODKB (Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể- là một liên minh quân sự giữa các nước Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan-ND) giờ này đang ở đâu? Tại sao họ im lặng và không đồng thanh ủng hộ Nga?

II. PhầnphỏngvấnPhó giám đốcViệncácnướcSNG, nhà sửhọcvà chínhtrịhọcIgorShishkin

— Không có gì đáng ngạc nhiên trong việc Phương Tây trong phần lớn các trường hợp thường hành động như một mặt trận thống nhất chống Nga (tôi nhấn mạnh, không phải là trong mọi trường hợp, mà là trong phần lớn các trường hợp - I. Shishkin).

Họ hành động như vậy xuất phát từ những lợi ích chiến lược của chính họ- các nước Phương Tây.

Nước Nga bao giờ cũng (ít nhất là trong thời gian gần đây) luôn là một chướng ngại vật trên con đường của Phương Tây đi tới cái đích nắm quyền thống trị thế giới.

Chúng ta sẽ không đi quá sâu vào vấn đề, và chỉ cần nhớ lại rằng sự tan rã của Liên Xô đã biến Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ thành nhà lãnh đạo không chỉ của Cộng đồng Phương Tây, mà trên thực tế là của cả toàn thế giới.

Hiện tượng thế giới đơn cực, đấy chính là hậu quả trực tiếp từ sự tan rã của chúng ta (Liên Xô). Và người Mỹ đã thu được lợi ích khổng lồ từ sự cố địa chính trị này (Liên Xô tan rã).

Liệu có thể có một Liên minh Châu Âu như hiện nay nếu Liên Xô không tan rã không? Không bao giờ. Kể cả về quy mô, kể cả về số lượng các nước thành viên, kể cả về mức độ phồn vinh của EU.

Chúng ta sẽ không đi ngược quá xa về các thế kỷ trước, chỉ nhìn một sự kiện đó (Liên Xô tan rã-ND) cũng đã quá đủ.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/vu-tan-cong-cau-crimea-nga-van-chi-co-hai-dong-minh-3370195/