Vụ Skripal nâng tầm nước Nga

Nga sẽ không khuất phục trước cuộc chiến ngoại giao của phương Tây. Ngược lại, phương Tây càng cố gắng đe dọa, Nga sẽ càng đáp trả mạnh mẽ hơn.

Thách thức phương Tây

Theo chuyên gia người Italy Aldo Ferrarri, kể từ cuối những năm 1990, nước Nga đã bắt đầu thách thức tính chính danh của mô hình trật tự quốc tế mới mà trung tâm là Mỹ, cùng với quan điểm đơn cực vốn không thể phủ nhận của Washington vào giai đoạn đó.

Ngay khi ông Vladimir Putin lên nắm quyền hồi năm 2000, Nga đã bắt đầu theo đuổi mục tiêu này khi đòi hỏi phương Tây, đặc biệt là Mỹ, thừa nhận các lợi ích chiến lược của Nga.

Tranh chấp giữa Mỹ và Nga ngày càng căng thẳng hơn và trở thành một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng với cuộc chiến tại Gruzia năm 2008, tiếp đến là cuộc khủng hoảng tại Ukraine và việc sáp nhập Crimea năm 2014.

Xe tăng T-34 tham gia một cuộc tổng duyệt lễ duyệt binh ngày chiến thắng 9/5 trên Quảng trường Đỏ ở Moscow

Đây là một thời điểm then chốt trong chính sách đối ngoại của Nga, mà hậu quả là việc chấm dứt cải thiện mối quan hệ với phương Tây, trước đây đã giúp hai bên tăng cường hợp tác trong nhiều vấn đề nhạy cảm cho dù vẫn tồn tại nhiều bất đồng.

Theo xu hướng này, sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Nga đã tỏ ra kiên định hơn với quan điểm "Westphalian" truyền thống.

Hiệp ước Westphalie được ký năm 1648, theo đó, xác lập một số nguyên tắc cơ bản trong quan hệ đối ngoại là quyền tự quyết, chủ quyền lãnh thổ và cân bằng sức mạnh, tập trung vào chủ quyền lãnh thổ quốc gia.

Theo nhà nghiên cứu Italy, mặc dù các nhà lãnh đạo Mỹ miêu tả rằng đây là quan điểm "thuộc về thế kỷ 19", song trên một số khía cạnh, nó lại tỏ ra có hiệu quả hơn là quan điểm "hậu hiện đại" của phương Tây.

Mới đây nhất, chính sách đối ngoại của Nga đã được khẳng định thông qua sự can thiệp quân sự ở Syria bắt đầu từ tháng 9/2015.

Sức mạnh quân sự và tính hợp pháp của Nga tại Syria khiến phương Tây "cứng họng"

Bị phương Tây cô lập và hứng chịu một loạt đòn trừng phạt, nền kinh tế vốn đã khó khăn của Nga càng trở nên bấp bênh do giá dầu giảm, nước Nga dường như đã đi vào ngõ cụt.

Nhưng sự can thiệp quân sự vào Syria, một động thái chưa từng có tiền lệ, lại đột nhiên có thể xoay chuyển tình hình quốc tế. Bất chấp nhiều rủi ro, sự can thiệp của Nga vào Syria dường như đã rất thành công.

Trước hết, hành động của Nga ở Syria đã hướng sự quan tâm của dư luận ra khỏi cuộc khủng hoảng Ukraine, vốn đã nhanh chóng mất đi phần lớn tầm quan trọng về địa chính trị.

Động thái này cũng buộc Mỹ, phương Tây phải có biện pháp đối phó với Nga trong một khu vực quan trọng như Trung Đông, nơi mà phương Tây đang trở nên ít ảnh hưởng hơn.

Thực tế là các cuộc đàm phán hòa bình về Syria được tổ chức tại Astana với sự tham dự của Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, chứ không có sự tham dự của các nước phương Tây, dường như là một hệ quả quan trọng và có lẽ mang tính quyết định về mặt lịch sử đối với sự can thiệp của Nga ở nước này.

Có đi có lại

Trên cục diện quốc tế, khi vai trò của phương Tây đang ngày càng suy yếu do các tác nhân chính trị khác đang nổi lên, chẳng hạn như những quốc gia châu Á, Nga - vốn có bản chất địa chính trị trục Á-Âu - đã ngày càng nhận thức được tính năng động của khu vực này.

Nga đã tìm cách lôi kéo các quốc gia hậu Xôviết, đặc biệt là các nước Trung Á, hiện diện trong các tổ chức quốc tế như Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể (CSTO) bao gồm Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Nga, được thành lập từ năm 2002 và Liên minh Thuế quan (năm 2011), sau đó trở thành trở thành Khu vực Kinh tế Chung năm 2012 và Liên minh Kinh tế Á- Âu (ngoài Nga, bao gồm Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan, được thành lập hồi năm 2015).

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/vu-skripal-nang-tam-nuoc-nga-3355587/