Vụ Skripal: Được-mất những thực thể a dua Anh-Mỹ trừng phạt Nga?

Các thực thể a dua Anh-Mỹ lỡ phóng lao nên phải theo lao, song cay đắng là luôn đối mặt nguy cơ phải lãnh hậu quả từ Nga và cả từ Anh-Mỹ...

Mất quá nhiều

Reuters đưa tin, ngày 29/3 Nga đã trục xuất 59 nhà ngoại giao của 23 quốc gia hùa theo Anh-Mỹ trong cuộc khủng hoảng ngoại giao với Nga xoay quanh vụ cựu điệp viên nhị trùng Sergei Skripal và con gái ông ta bị đầu độc.

Nga cho biết họ đã đáp trả tương xứng những gì mà cho là những đòi hỏi vô căn cứ của một số lớn các nước đã a dua theo London và Washington trong cuộc tấn công đối với Moscow.

Những thực thể a dua Anh-Mỹ sẽ chẳng nhận được gì ngoài lời cám ơn hình thức

Nga triệu tập Đại sứ Úc, Albania, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Hà Lan, Croatia, Ukraine, Đan Mạch, Ireland, Tây Ban Nha, Estonia, Latvia, Litva, Macedonia, Moldova, Rumani, Phần Lan, Na Uy, Thụỵ Điển, Canada và CH Séc để thông báo quyết định.

"Các Đại sứ được trao công hàm phản đối yêu cầu không chính đáng của các nước liên quan đến trục xuất các nhà ngoại giao Nga.

Nga tuyên bố số nhân viên tương ứng đang làm việc tại các đại sứ quán của các quốc gia đó ở Nga bị trục xuất".

Đối với bốn nước khác - gồm Bỉ, Hungary, Gruzia và Montenegro - khi "vào phút chót" cũng tuyên bố trục xuất các nhà ngoại giao Nga về vấn đề Skripal bị đầu độc, Moscow cho biết họ cũng sẽ có hành động trả đũa, Reuters tường thuật.

Như vậy, Moscow đã "điểm mặt, gọi tên" từng thực thể a dua Anh-Mỹ trừng phạt Nga xoay quanh vụ việc gián điệp nhị trùng bị đầu độc và cũng đã có những biện pháp trả đũa tương xứng.

Cho đến lúc này, với những gì đã phải hứng chịu từ việc trả đũa của Moscow và những gì có thể phải hứng chịu từ những đòn trừng phạt của Moscow trong tương lai, cho thấy các thực thể đã mất quá nhiều khi a dua Anh-Mỹ trừng phạt Nga.

Theo giới phân tích, dù chỉ là a dua Anh-Mỹ nhưng khi đã hành động thì đó là thể hiện lập trường chính trị, nên việc trục xuất ngoại giao, dù một hay nhiều, thì đều cùng một tính chất và không thề tránh khỏi bị Moscow "điểm danh chờ tính sổ".

Có thể thấy rằng, việc trục xuất một hay một vài nhân viên ngoại giao Nga gần như không ảnh hưởng đến hoạt động ngoại giao của Nga, nhưng chắc chắn nó ảnh hưởng đến quan hệ bang giao giữa nhà nước Nga với các thực thể a dua Anh-Mỹ đó.

Các thực thể a dua có thể bị sức ép bởi London và Washington, cũng có thể do họ muốn lấy lòng Anh và Mỹ, song dù thế nào thì cũng không thể phủ nhận đó là quan điểm của lực lượng cấm quyền với khủng hoảng ngoại giao giữa Nga với Anh-Mỹ.

Giới phân tích cho rằng, sau khi hùa theo Anh-Mỹ, những quốc gia từng có niềm tin chiến lược với Nga sẽ có thể bị hạ tầm quan hệ, còn các quốc gia muốn nâng tầm quan hệ với Nga thì không thể và trong cả hai trường hợp, cơ hội sẽ không còn.

Nga đã điểm mặt gọi tên các thực thể a dua Anh-Mỹ

Còn các quốc gia thù địch với Nga xem đây là cơ hội làm hại Nga thì không những không thể thực hiện được ước vọng đó, mà ngược lại sẽ là nhận hậu quả từ việc trả đũa của Moscow.

Vì thế, lợi ích khai thác được trong quan hệ giữa Nga với các thực thể a dua Anh-Mỹ là nhiều ít khác nhau, song cái mất của các thực thể này khi bị Nga trả đũa luôn lớn hơn các lợi ích đó, mà nguyên nhân Nga là thành viên thường trực HĐBA LHQ.

Phải khẳng định rằng, tất cả các thực thể a dua Anh-Mỹ đều có các vấn đề hoặc có lợi ích liên quan tới các vấn đề mà giải quyết phải cần tới cơ chế LHQ và chắc chắn sẽ liên quan tới vấn để đồng thuận-phủ quyết của thành viên thường trực HĐBA.

Đây là điều không thể tính toán bằng các lợi ích cụ thể có thể khai thác được trong hiện tại, do đó các thực thể a dua Anh-Mỹ cho thấy họ đã không chuẩn xác khi lựa chọn đứng về phía London và Washington để chơi lại Moscow.

Cũng có thể họ nghĩ trừng phạt mang tính chiếu lệ thì có thể lấy lòng được Anh-Mỹ, nhưng không thể làm mất lòng Nga, tuy nhiên đó là sai lầm tại hại và dường như các thực thể a dua Anh-Mỹ đã nhận ra sai lầm tai hại đó của họ.

Lời Đại sứ Đức tại Nga Rudiger von Fritsch khi nghe Moscow thông báo trục xuất nhân viên ngoại giao Đức : “Có những dấu hỏi về Nga liên quan đến việc Skripal bị đầu độc, nhưng Berlin vẫn mở ra đối thoại với Moscow”, đã cho thấy rõ điều đó.

Song có lẽ sự hối hận đã muộn màng, bởi trong vụ Skripal bị đầu độc thì tất cả các thực thể a dua Anh-Mỹ không phải là thực thể có thể đối thoại với Moscow, nên chắc chắn Moscow chọn trả đũa chứ không đối thoại vì nó gần như vô bổ.

Vậy là chỉ "té nước theo Anh-Mỹ", nhưng các thực thể a dua đã bị "Nga làm cho ướt sũng", khi vửa bị điểm mặt gọi tên lên trả đũa, vừa bị điểm danh chờ tính sổ, mà lá phiếu phủ quyết của Nga tại HĐBA LHQ luôn khiến họ "mất ăn mất ngủ".

Được chẳng bao nhiêu

Giới phân tích cho rằng, dù hy sinh vì Anh-Mỹ, song các thực thể a dua Anh-Mỹ sẽ không nhận được sự bất cứ "hình thức lại quả" nào ngoài lời cám ơn, bởi rõ ràng việc trừng phạt Nga của họ không đáp ứng được kỳ vọng của London và Washington.

Washington và London đã đưa các thực thể a dua vào thể nguy hiểm

Xét về cách thức thể hiện lập trường quan điểm, các thực thể a dua không thể tránh khỏi làm cho Anh-Mỹ thất vọng. Bởi với EU thì không thể ra tuyên bố chung lên án Nga, còn ngoài EU thì hầu hết cho rằng Nga nên xem xét lại trách nhiệm của mình.

Xét về tính chất hành động, các thực thể a dua rõ ràng hành động mang tính chiếu lệ, bởi một thực thể chỉ trục xuất một hay một vài nhân viên ngoại giao Nga thì khác nào như gãi ngứa cho Moscow.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/vu-skripal-duoc-mat-nhung-thuc-the-a-dua-anh-my-trung-phat-nga-3355544/