Vụ Motor Sich: Ukraine trả giá vì để Trung Quốc lũng đoạn?

Trung Quốc có nhiều công cụ để trả đũa Ukraine nếu chính quyền Kiev nhất quyết quốc hữu hóa công ty sản xuất động cơ Motor Sich.

Số phận long đong của Motor Sich

Tuần này, các chuyên gia Ukraine đề xuất ý tưởng mới là nhận từ Washington khoản bồi thường 3,6 tỷ USD nhờ lệnh trừng phạt tài chính do “Ukraine bị đe dọa, sau khi nước này quyết định quốc hữu hóa tài sản của Trung Quốc ở tập đoàn Motor Sich.

Ý tưởng này không phải bỗng dưng mà có, mà là hệ quả của quyết định do Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine (NSDC) thông qua ngày 11 tháng 3, đưa tập đoàn Motor Sich nhập về quyền sở hữu Nhà nước.

Motor Sich là doanh nghiệp có lịch sử tổn tại hơn một thế kỷ, chuyên tham gia phát triển, sản xuất và sửa chữa động cơ cho máy bay, trực thăng và tên lửa hành trình, cũng như sản xuất và bảo trì các tổ máy tuabin khí.

Vào những năm 1990, doanh nghiệp này trải qua tư nhân hóa và thuộc sự kiểm soát của CEO Vyacheslav Boguslaev. Trong những năm 2000, công ty phát triển năng động, chủ yếu nhờ vào việc cung cấp động cơ cho Nga và thứ hai là nhờ hợp tác với Trung Quốc và Ấn Độ.

Tuy nhiên, sau sự kiện Maidan 2014, nhà chức trách Ukraine đã cấm hợp tác quân sự-kỹ thuật với Nga, lệnh cấm này gần như là cú knockout cực bất lợi khiến tập đoàn lao đao gần như đo ván.

Thêm nữa, vào năm 2015, trong khuôn khổ chuẩn bị cho việc chuyển giao những miếng ngon vụn vặt còn lại của nền kinh tế Ukraine cho các “đối tác phương Tây”, Kiev đã loại “Motor Sich” khỏi danh sách các doanh nghiệp chiến lược ở Ukraine.

Nhận thấy không có triển vọng phát triển doanh nghiệp trong điều kiện mới, năm 2017, ông Boguslaev quyết định bán gói cổ phần chi phối doanh nghiệp. Các nhà đầu tư Trung Quốc đã mua lại từ 75 đến 80% cổ phần của tập đoàn.

Nhưng giao dịch này không hợp ý người Mỹ. Khi gói cổ phần khống chế của tập đoàn được bán cho không phải là các “đối tác phương Tây” mà là các công ty Trung Quốc, thì đột nhiên nhà chức trách Ukraine thấy doanh nghiệp này đúng là một tập đoàn chiến lược.

Cơ quan An ninh Ukraine (SBU) cùng các tổ chức Nhà nước Ukraine khác bắt đầu ngăn chặn, cản đường không để các nhà Trung Quốc đầu tư nhận được quyền quản lý số khoản có tài sản đã mua. Hồi cuối năm ngoái, các nhà đầu tư đã thỉnh cầu Tòa Trọng tài quốc tế nhằm thu hồi từ Nhà nước Ukraine khoản đền bù thiệt hại về việc này, với số tiền lên tới 3,5 tỷ USD.

Ukraine đã tịch thu số cổ phần Motor Sich của các nhà đầu tư Trung Quốc

Ukraine đã tịch thu số cổ phần Motor Sich của các nhà đầu tư Trung Quốc

Vụ việc đã có ngã rẽ mới vào ngày 11 tháng 3 năm nay, tại cuộc họp cũng của Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine (NSDC) với sự tham gia của Tổng thống Vladimir Zelenskiy, đã thông qua quyết định quốc hữu hóa “Motor Sich”, trả lại doanh nghiệp làm tài sản của nhân dân Ukraine!

Tai vạ với Motor Sich và Ukraine

Sau khi mất thị trường số một là Nga, cuộc tranh chấp cãi vã với người Trung Quốc Motor Sich nhiều khả năng sẽ bị mất thị trường quan trọng thứ hai. Đó là tử đạo dẫn đến sự suy thoái đổ vỡ của doanh nghiệp này, bởi thị trường nội địa Ukraine quá nhỏ bé.

Nhưng ngay cả ở thị trường manh mún này, trong những lĩnh vực mà “Motor Sich” có thể cạnh tranh và các “đối tác phương Tây” đang làm chủ, thì cũng chỉ có hợp đồng ký kết cách đây vài năm về cung cấp 55 máy bay trực thăng của Airbus, cũng như việc xây dựng cơ sở dịch vụ bảo dưỡng số trực thăng này.

“Motor Sich” hứa hẹn sẽ có một vài đơn đặt hàng trong tương lai, nhưng chỉ là cam kết không nghiêm túc đối với hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí cả khi lời hứa trở thành hiện thực, số lượng đơn hàng cũng không đủ để họ duy trì các dây chuyền sản xuất.

Theo các chuyên gia, mặc dù yếu thế hơn nhưng Trung Quốc cũng có một vị thế pháp lý vững chắc, rất dễ khiến Ukraine phải chịu khả năng thua kiện và bồi thường.

Các công ty Trung Quốc đã đầu tư tài chính, có hợp đồng đúng yêu cầu pháp luật với công ty Ukraine. Tiền đã được chuyển, nhưng thỏa thuận không được thực hiện do hành động của bên thứ ba (chính phủ và cơ quan an ninh Ukraine). Do đó, bất kỳ trọng tài quốc tế nào cũng sẽ đứng về phía nhà đầu tư.

Trước đó, chính quyền Donald Trump đã tiến hành tìm kiếm một người mua mới, "đáng tin cậy" hơn cho Motor Sich. Và họ đã tìm thấy một công ty ít tên tuổi là Oriole Capital Group có trụ sở đặt tại thành phố Los Angeles - Nam California.

Oriole Capital Group chính là công ty đã ký một thỏa thuận với Ukroboronprom phân bổ các khoản đầu tư trị giá 150 triệu USD cho việc sản xuất hàng loạt máy bay vận tải Antonov An-74 tại Công ty Sản xuất Máy bay Nhà nước Kharkiv (Kharkov) ở miền Đông Ukraine.

Tuy nhiên, các sản phẩm của Motor Sich không hề phù hợp với các loại máy bay phương Tây. Do đó, nếu bán được cổ phần cho Oriole Capital Group, chẳng có triển vọng tươi sáng nào cho công ty này ở bên kia bờ Đại Tây Dương, thậm chí là ngay ở châu Âu.

Oriole Capital Group chính là công ty Mỹ đã đầu tư cho Antonov

Phương Tây không cần đến sản phẩm của doanh nghiệp này. Vẫn còn Ấn Độ và có thể là vài nước châu Á và châu Phi nữa, nhưng hợp tác ở đây chỉ giới hạn trong việc tu bổ số máy bay “An” hiện có, bởi Ukraine đã không còn năng lực trong lĩnh vực chế tạo máy bay mới.

Ngoài ra, Bắc Kinh có rất nhiều khả năng để đáp trả phi đối xứng với Kiev. Bắt đầu từ việc khép lại cửa khẩu dành cho hàng hóa Ukraine (mà Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính của Ukraine với biên độ rộng) và kết thúc, ví dụ, bằng việc thiết lập và phô trương quan hệ với Crimea.

Nhìn chung, Bắc Kinh vẫn sẽ đạt được mục tiêu của mình, mà trong đó chính quyền Kiev giúp đỡ rất nhiều. Chính Ukraine đã biến doanh nghiệp thành con tin địa chính trị, nên họ sẽ thua cuộc trong mọi trường hợp, bởi trước đây họ đã để Trung Quốc lũng đoạn nền kinh tế của mình.

Trung Quốc có nhiều đòn bẩy với kinh tế Ukraine

Giới phân tích cũng cho rằng, Trung Quốc có đòn bẩy mạnh mẽ đối với Ukraine, quốc gia có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 7,1 tỷ USD và sẽ sử dụng tất cả các công cụ đó.

Bắc Kinh có thể đưa ra các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với các nhà cung cấp Ukraine, và họ sẽ mất thị trường bán hàng không chỉ ở Trung Quốc, mà còn ở Đông Nam Á và các quốc gia khác, nơi Trung Quốc có ảnh hưởng lịch sử mạnh mẽ.

Một kịch bản khác, mà các nhà phân tích cho là có nhiều khả năng xảy ra hơn, đó là việc chuyển tiền phạt thành nợ nhà nước của Ukraine với nghĩa vụ trực tiếp hoặc gián tiếp như phải mua các sản phẩm Trung Quốc và chấp nhận các công ty xây dựng Trung Quốc vào dự án cơ sở hạ tầng của nhà nước.

Theo giới truyền thông Ukraine, Trung Quốc đã trở thành nhà đầu tư lớn nhất trong hàng loạt lĩnh vực kinh tế của đất nước này. Trung Quốc đã lọt vào hàng thủ lĩnh cạnh tranh giành tài nguyên Ukraine, Bắc Kinh nắm không ít khả năng và có chiến lược rất rõ ràng.

Khối lượng cho vay và đầu tư của Trung Quốc đã vượt các khoản vay từ IMF cùng với ba tỷ dollars Kiev vay trước đó của Moscow. Tuy nhiên, tính rủi ro cực thấp vì các khoản vay vật chất được đảm bảo bằng chính hàng hóa.

Trung Quốc có thể nắm quyền kiểm soát cả Naftogaz của Ukraine

Ví dụ, ngành năng lượng thay thế của Ukraine đã hấp dẫn các nhà đầu tư Trung Quốc. Cuối năm 2016 công ty CNBM đã hợp thức hóa quyền sở hữu 10 nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn ở Ukraine với tổng công suất 267 MW, tổng vốn đầu tư khoảng một tỷ dollars.

Đầu tư của Trung Quốc với các doanh nghiệp Ukraine diễn ra theo hình thức tín dụng hàng. Theo đó, thiết bị công nghệ cao được cung cấp trở thành tài sản thế chấp. Sau khi công ty Ukraine không có khả năng thanh toán, thiết bị đã trở thành tài sản của tập đoàn Trung Quốc.

CNBM đã mua lại quyền kiểm soát tài sản của Ukraine, đổi lấy khoản tiền trả nợ các khoản chưa thanh toán và không có thế chấp cho các hợp đồng cung cấp thiết bị.

Ngoài năng lượng mặt trời, người Trung Quốc cũng quan tâm đến ngành năng lượng điện truyền thống của Ukraine.

Cuối năm 2012, Naftogaz đã thỏa thuận với Ngân hàng Phát triển Trung Quốc vay 3,6 tỷ USD cho chương trình dùng than thay khí đốt. Công ty Ukraine đã không sử dụng luồng tín dụng này nhưng năm 2015 lại trình lên Bộ Phát triển kinh tế 4 đề xuất đầu tư trong đó có hợp đồng mua thiết bị khai thác khí đốt.

Cuối tháng 8 năm 2016, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc có quyết định gia hạn mở tín dụng cho Naftogaz đến ngày 25 tháng 12 năm 2017.

Không loại trừ, Naftogaz cũng lại được vay vật chất dưới hình thức thế chấp các thiết bị. Trong tương lai, nếu không thanh toán được các khoản nợ, phía Trung Quốc sẽ nắm quyền kiểm soát các tài sản của Naftogaz.

Như vậy, dù có giành lại được quyền kiểm soát Motor Sich thì Ukraine cũng sẽ chịu thiệt hại nặng nề, kể cả vài tỷ bán cổ phần cho công ty Mỹ cũng không thể bù đắp được một phần nhỏ trong số đó.

Thiên Nam

Nguồn Đất Việt: http://datviet.trithuccuocsong.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/vu-motor-sich-ukraine-tra-gia-vi-de-trung-quoc-lung-doan-3429322/