'Vũ khí made in China' nổi bật trong biên chế quân đội Myanmar

Do lệnh cấm vận kéo dài từ Mỹ và phương Tây 'vũ khí made in China' xuất hiện nhiều và chiếm số lượng lớn ở các lực lượng lục quân, không quân và hải quân của Quân đội Myanmar.

Do lệnh cấm vận kéo dài từ Mỹ và phương Tây, trong suốt nhiều năm Myanmar chủ yếu mua vũ khí Trung Quốc. Vì vậy, không lạ gì khi quốc gia này được xem là nước dùng vũ khí Trung Quốc nhiều nhất tại khu vực Đông Nam Á. “ Vũ khí made in China” xuất hiện chiếm số lượng lớn ở các lực lượng lục quân, không quân và hải quân.

Do lệnh cấm vận kéo dài từ Mỹ và phương Tây, trong suốt nhiều năm Myanmar chủ yếu mua vũ khí Trung Quốc. Vì vậy, không lạ gì khi quốc gia này được xem là nước dùng vũ khí Trung Quốc nhiều nhất tại khu vực Đông Nam Á. “ Vũ khí made in China” xuất hiện chiếm số lượng lớn ở các lực lượng lục quân, không quân và hải quân.

Đóng vai trò quan trọng trong lực lượng xe tăng của Lục quân Myanmar hầu hết do Trung Quốc sản xuất gồm các loại như: Type 69-II (80 chiếc); Type 59D (160 chiếc); Type 80 (200 chiếc); Type 62 (105 chiếc); Type 63 (50 chiếc).

Trong ảnh là đơn vị xe tăng chiến đấu Type 59D của Lục quân Myanmar. Loại xe tăng này do Trung Quốc sản xuất theo công nghệ T-54/55 của Liên Xô và đã trải qua hiện đại hóa thay pháo chính và trang bị thêm giáp phản ứng nổ.

Một số nguồn tin còn cho rằng, Myanmar có trong biên chế dòng xe tăng chiến đấu tiên tiến MBT-2000 do Trung Quốc hợp tác với Pakistan sản xuất. Ảnh minh họa

Trong ảnh là một loại xe tăng hạng nhẹ Type 63 do Trung Quốc sản xuất trang bị cho Quân đội Myanmar khai hỏa. Loại xe tăng này được Trung Quốc sao chép công nghệ từ PT-76 của Liên Xô với thay đổi chính là dùng pháo cỡ 85mm thay vì loại 76,2mm.

Lực lượng xe bọc thép chiến đấu – chở quân của Myanmar không dùng nhiều “hàng Trung Quốc”. Nhưng nó cũng chiếm khoảng vài trăm chiếc chủ yếu thuộc 2 loại: xe bọc thép chiến đấu Type 90 và Type 85. Ảnh minh họa

Lực lượng pháo binh Myanmar cũng dùng nhiều pháo Trung Quốc với số lượng lên tới hàng trăm khẩu (pháo phản lực, pháo tự hành, pháo xe kéo). Trong ảnh là pháo phản lực phóng loạt Type 81 do Trung Quốc sản xuất trong cuộc tập trận bắn đạn thật của Quân đội Myanmar.

Pháo tự hành SH-1 155mm (Trung Quốc sản xuất) xuất hiện trong cuộc duyệt binh của Quân đội Myanmar.

Pháo tự hành diệt tăng PTL-02 (Trung Quốc sản xuất) trong cuộc duyệt binh của Quân đội Myanmar. PTL-02 dùng pháo cỡ nòng 100mm tích hợp khả năng bắn tên lửa chống tăng qua nòng.

Tuy chiếm số lượng không lớn, nhưng các máy bay chiến đấu do Trung Quốc sản xuất đều đóng vai trò quan trọng trong Không quân Myanmar. Trong ảnh là tiêm kích đánh chặn F-7M Airguar do Tập đoàn Hàng không Thành Đô sản xuất. Đây được xem là một trong 2 tiêm kích đánh chặn chủ lực của Myanmar, số lượng chừng 25 chiếc.

Máy bay cường kích chủ lực của Không quân Myanmar A-5C do công ty Nanchang (Trung Quốc) sản xuất. A-5C có khả năng mang 2 tấn vũ khí trên 10 giá treo gồm: tên lửa không đối không, bom và rocket.

Ngoài A-5C, Myanmar còn có 12 chiếc máy bay huấn luyện chiến đấu/cường kích hạng nhẹ K-8 do Tập đoàn Hồng Du sản xuất.

Không quân vận tải Myanmar cũng có sự góp mặt của 4 chiếc vận tải cơ hạng trung Y-8 do Công ty Hàng không Sơn Tây (Trung Quốc sản xuất). Y-8 có khả năng chở 90 lính dù hoặc 20 tấn hàng hóa.

Về lực lượng hải quân, gần đây Myanmar đã mua lại của Trung Quốc 2 khinh hạm lớp Giang Hồ. Đó là chưa kể, hầu hết các loại tàu chiến của nước này đều dùng các hệ thống pháo, tên lửa chống tàu do Trung Quốc sản xuất.

Video Các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hiện diện tại Myanmar - Nguồn: VTV1

Anh Tú

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/vu-khi-made-in-china-noi-bat-trong-bien-che-quan-doi-myanmar-1439741.html