Vũ khí đặc biệt của lực lượng chấp pháp trên biển Việt Nam

Trong công cuộc đấu tranh giữ gìn luật pháp trên biển, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam không phải lúc nào cũng có thể sử dụng các loại hỏa lực hiện có, mà phải cần đến một loại vũ khí phi sát thương mang tính răn đe.

Trong công cuộc đấu tranh thực thi chủ quyền cũng như luật pháp Việt Nam trên biển, có rất nhiều tình huống phức tạp và nóng bỏng đòi hỏi các lực lượng chấp pháp của ta phải có những hành động răn đe. Nhưng không thể trong bất cứ trường hợp nào cũng sử dụng các loại hỏa lực sát thương được trang bị, chính vì vậy vũ khí phi sát thương là một lựa chọn hợp lý. Một trong số đó có hệ thống âm thanh cao tần LRAD vô cùng lợi hại. Ảnh: Tàu cảnh sát biển Việt Nam trong một lần diễn tập chung trên biển với lực lượng Hải cảnh Trung Quốc.

Trong công cuộc đấu tranh thực thi chủ quyền cũng như luật pháp Việt Nam trên biển, có rất nhiều tình huống phức tạp và nóng bỏng đòi hỏi các lực lượng chấp pháp của ta phải có những hành động răn đe. Nhưng không thể trong bất cứ trường hợp nào cũng sử dụng các loại hỏa lực sát thương được trang bị, chính vì vậy vũ khí phi sát thương là một lựa chọn hợp lý. Một trong số đó có hệ thống âm thanh cao tần LRAD vô cùng lợi hại. Ảnh: Tàu cảnh sát biển Việt Nam trong một lần diễn tập chung trên biển với lực lượng Hải cảnh Trung Quốc.

Hệ thống LRAD (Long Range Acoustic Device) là một vũ khí phi sát thương, được trang bị trên hầu hết các tàu tuần tra hiện đại của lực lượng chấp pháp trên biển Việt Nam bao gồm cả lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư. Ảnh: Cận cảnh hệ thống LRAD trên tàu DN-2000 của cảnh sát biển Việt Nam.

Hệ thống này có thể phát ra âm thanh cảnh báo hoặc tấn công ở mức phi sát thương với các tàu đang xâm phạm trái phép. Hiện nay, trên một số tàu cảnh sát biển Việt Nam đã được trang bị mẫu LRAD 1000Xi. Ảnh: Hệ thống LRAF (khoang tròn đỏ) trên tàu tuần tra TT-400 của cảnh sát biển Việt Nam. Nguồn: Thanh Niên.

LRAD 1000Xi có khối lượng khoảng 40kg, có thể phát chùm âm thanh định hướng ở khoảng cách lên đến 3000m tùy vào điều kiện môi trường và phát ra mức âm hưởng tối đa 150dB với góc 30 độ. Đây là mức âm hưởng vượt qua khỏi giới hạn gây đau đớn cho con người (130dB) và đủ để gây thủng màng nhĩ. Ảnh: Vị trí hệ thống LRAD trên tàu tuần tra DN-2000 hiện đại của cảnh sát biển Việt Nam.

Đặc biệt trên các tàu tuần tra KN-750 hiện đại của Kiểm ngư Việt Nam, LRAD được thiết kế gọn gàng, được bảo vệ trong một chiếc thùng, có thể nhanh chóng dựng lên hoặc hạ xuống, tránh để hỏng hóc thiết kế trong các điều kiện chủ quan cũng như khách quan, giúp nhanh chóng triển khai khí tài trong các trường hợp khẩn cấp. Ảnh: Cận cảnh hệ thống LRAD (khoanh tròn đỏ) trên tàu tuần tra KN-750 của kiểm ngư Việt Nam trong trạng thái đóng.

Ảnh: Hệ thống LRAD của tàu KN-750 trong trạng thái mở sẵn sàng chiến đấu.

Loại LRAD được trang bị trên các tàu Kiểm ngư KN-750 cũng là loại do Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo, có thông số kỹ thuật tương đương với loại nhập khẩu từ nước ngoài đồng thời có cải tiến thêm hệ thống thùng bảo vệ, giúp cho LRAD luôn trong trại thái tốt sau những chuyến hải trình dài ngày trên biển, chịu nhiều tác động của thời tiết. Ảnh: Loại LRAD Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo trên các tàu KN-750.

Hầu hết các tàu tuần tra hiện đại của lực lượng chấp pháp Việt Nam đều được trang bị hệ thống này, giúp cán bộ chiến sĩ yên tâm trong mỗi lần làm nhiệm vụ trên biển, giúp tàu ngăn chặn các cuộc uy hiếp hay ý định xâm nhập tàu từ đối phương từ xa, từ sớm. Ảnh: Hệ thống LRAD (khoanh tròn đỏ) trên các tàu tuần tra TT-400 của cảnh sát biển Việt Nam.

Ảnh: Cận cảnh bảng điều khiển hệ thống LRAD trên tàu DN-2000 của cảnh sát biển Việt Nam. Có thể thấy, ngoài chức năng phát ra những âm thanh cao tần, hệ thống còn được sử dụng như một loa phóng thanh công suất lớn với Mirco cho nhiệm vụ tuyên truyền thông điệp của lực lượng chấp pháp Việt Nam cho đối phương trên biển.

Tuy nhiên do những tác động vô cùng ghê gớm của thời tiết trên biển đối với khí tài, đặc biệt là các loại khí tài điện tử như LRAD, thông thường các tàu chấp pháp đi biển sẽ sử dụng bạt che để tránh tối đa sự tiếp xúc của khí tài đối với môi trường. Ảnh: Tàu KN-750 trùm bạt che với các thiết bị trinh sát, liên lạc, camera toàn cảnh, LRAD và hệ thống vòi rồng trên tàu khi đang làm nhiệm vụ, chỉ tháo ra khi cần sử dụng.

Có thể thấy trong những trường hợp xung đột phức tạp trên biển ví dụ như tàu nước ngoài xâm phạm hải phận nước ta mà không chịu rời đi, thì hệ thống LRAD trên các tàu chấp pháp Việt Nam là vô cùng hữu dụng. Chúng ta không cần phải sử dụng vũ lực nhưng vẫn khiến đối phương tổn thương trước các loại âm thanh cao tần, cũng như là vũ khí răn đe rất lớn đối với các hành động cướp biển nếu muốn tiếp cận các tàu Việt Nam. Ảnh: Tàu cảnh sát biển Việt Nam tuần tra phối hợp cùng tàu vận tải.

Video Những con tàu tuần tra hiện đại của Cảnh sát biển Việt Nam - Nguồn: TTXVN

Hùng Dũng

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/vu-khi-bi-mat-cua-luc-luong-chap-phap-tren-bien-viet-nam-1393562.html