Vũ điệu cồng chiêng giữa Thủ đô

Hưởng ứng chương trình kích cầu 'Người Hà Nội đi du lịch Hà Nội', UBND huyện Ba Vì tổ chức khai trương du lịch năm 2021 vào ngày 18/4, với chuỗi sản phẩm 'Ba Vì - khám phá và trải nghiệm mới'.

Tại chương trình, quan khách được chào đón bằng dàn cồng chiêng. Rất nhiều du khách lần đầu nghe tiếng cồng chiêng giữa Thủ đô, càng bất ngờ khi biết đây là một "đặc sản" văn hóa Ba Vì.

Tại chương trình, quan khách được chào đón bằng dàn cồng chiêng. Rất nhiều du khách lần đầu nghe tiếng cồng chiêng giữa Thủ đô, càng bất ngờ khi biết đây là một "đặc sản" văn hóa Ba Vì.

Theo phong tục của đồng bào Mường, trong ngày Tết, ngoài chuẩn bị đầy đủ đồ thờ cúng, rượu, thịt, bánh chưng thì vui xuân không thể vắng tiếng cồng chiêng.

Dụng cụ để đánh cồng chiêng là dùi được làm bằng gỗ cứng, tùy theo từng chiếc chiêng to, nhỏ mà dùi dài hay ngắn.

Bà Nguyễn Thị Nga (thôn Muồng Phú Vàng, xã Vân Hòa, Ba Vì) cho biết, cồng chiêng muốn hay thì phải chơi cả dàn 12 chiếc mới thành bài.

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, các gia đình Mường đều đánh ba hồi chiêng để mời tổ tiên về nhà ăn Tết cùng con cháu. Ngoài ra vào các dịp đám cưới, ngày vui, trọng đại đều có tiếng cồng chiêng. "Âm thanh cồng chiêng trầm bổng vang vọng, khẳng định sức sống mạnh mẽ cũng như bản sắc văn hóa", bà Nga nói.

Theo lời bà Nga, đạo cụ biểu diễn cồng chiêng giữ vai trò quan trọng. Người con gái Mường biểu diễn với trang phục chỉnh tề đúng quy cách, điển hình là áo trắng, váy dài, vòng chạm, khăn tay, khăn đầu. Nhịp chiêng như nhịp chân bước, tùy theo giai điệu mà có những bước chậm rãi, thận trọng.

Khu du lịch Thiên Sơn Suối Ngà (Ba Vì, Hà Nôịi), nơi tổ chức khai trương du lịch năm 2021 vào ngày 18/4, với chuỗi sản phẩm “Ba Vì - khám phá và trải nghiệm mới”.

Hoàng Mạnh Thắng - Trần Hoàng

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/vu-dieu-cong-chieng-giua-thu-do-post1329029.tpo