Vụ cháy nhà thờ Đức Bà Paris được tiên tri từ trước?

Ngọn lửa khổng lồ đã nhấn chìm nhà thờ Đức Bà, nơi được tôn vinh là biểu tượng của Paris vào tối ngày 15/4 vừa qua, phá hủy hầu hết cấu trúc gỗ hơn 850 năm tuổi và dẫn đến sự sụp đổ của ngọn tháp chính. Và

 Đội cứu hỏa tích cực chữa cháy nhà thờ Đức Bà Paris trong vụ hỏa hoạn vào tối 15/4. Ảnh: Reuters

Đội cứu hỏa tích cực chữa cháy nhà thờ Đức Bà Paris trong vụ hỏa hoạn vào tối 15/4. Ảnh: Reuters

Vụ hỏa hoạn ngày 15/4 là một sự kiện gây sốc cho toàn thành phố Paris, phá hủy một trong những tòa tháp nổi tiếng nhất của Pháp được xây dựng từ năm 1482.

Nhà thờ Đức Bà còn được biết đến qua cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “The Hunchback of Notre Dame” (Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà) của nhà văn đại tài Victor Hugo viết vào năm 1831.

Trong tác phẩm để đời của mình, nhà văn được tôn vinh nhất nước Pháp đã mô tả nhà thờ bị đốt cháy, trong một vụ hỏa hoạn tương tự như sự việc đáng tiếc trên.

Đây là những gì Victor Hugo đã mô tả trong cuốn tiểu thuyết của mình về một đám cháy khiến nhiều người liên tưởng tới vụ hỏa hoạn hiện nay.

“Mọi con mắt đều hướng lên đỉnh nhà thờ. Họ nhìn thấy ở đó một cảnh tượng không ngờ. Trên đỉnh của phòng trưng bày nơi tòa tháp cao nhất, cao hơn cửa sổ hoa hồng ở trung tâm, có một ngọn lửa lớn bốc lên giữa hai tòa tháp cùng những cơn lốc lửa cuộn xoáy, thỉnh thoảng, ngọn lửa gầm lên, rối loạn, dữ dội và gió cuốn bụi tung mù mịt hết lần này đến lần khác. Bên dưới ngọn lửa đó, bên dưới lan can ảm đạm với những thanh sắt uốn hình cây ba chạc tối tăm đang chống lại ánh sáng chói lóa của ngọn lửa, hai vòi phun với họng nước cỡ đại đã nôn ra không ngớt mà cơn mưa khói lửa vẫn không ngừng, có dòng suối màu bạc nổi bật trên bóng tối của mặt tiền phía dưới.

Khi đến gần trái đất, hai tia chì lỏng này lan ra trong các rãnh, giống như nước chảy ra từ hàng ngàn lỗ của chậu nước. Phía trên ngọn lửa, những tòa tháp to lớn, hai mặt của mỗi bên có thể nhìn thấy rõ nét, một bên màu đen tăm tối, một bên đỏ quạch khác thường, dường như vẫn còn rộng lớn hơn với tất cả sự bao la của cái bóng mà chúng chiếu lên bầu trời.

Vô số tác phẩm điêu khắc của họ về những con quỷ và rồng giả định một khía cạnh đầy sầu thảm. Ánh sáng không ngừng nghỉ của ngọn lửa khiến chúng như sống dậy. Những con Griffin khùng khục, đàn Gargoyles la hét điên cuồng, những con kỳ nhông phập phồng trong đám cháy, Tarasques58 thì hắt hơi trong khói. Và trong số những con quái vật thoát khỏi giấc ngủ bằng đá bởi ngọn lửa này, bởi tiếng ồn này, có một người đi bộ và thỉnh thoảng được nhìn thấy, đi ngang qua, khuôn mặt phát sáng trong đám lửa, giống như một con dơi bay phía trước một ngọn nến vậy.

Không còn nghi ngờ gì nữa, thứ ánh sáng như đèn báo hiệu kỳ lạ này sẽ đánh thức từ xa người tiều phu của những ngọn đồi Bicêtre, kinh hoàng khi nhìn thấy cái bóng khổng lồ của những tòa tháp nhà thờ Đức Bà run rẩy vì sức nóng của chính mình”.

Trong khi đó, nhà chiêm tinh học người Anh Jessica Adams cho rằng, nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus từng dự đoán thảm kịch nhà thờ Đức Bà cách đây hơn 464 năm.

Theo Adams, những dự đoán về vụ hỏa hoạn xảy đến với công trình hơn 850 năm tuổi được đưa ra trong một đoạn thơ của tác phẩm kinh điển Les Propheties - bộ sưu tập các lời tiên tri của Nostradamus được xuất bản năm 1555.

Đoạn thơ viết: “Người đứng đầu Bạch Dương, Sao Mộc và Sao Thổ,

Chúa vĩnh cửu, những thay đổi nào có thể dự đoán được

Sau 1 thế kỷ dài, quỷ dữ sẽ trở lại

Pháp và Italia, các người sẽ phải trải qua cảm xúc gì?”.

Nhà chiêm tinh Adams tin rằng vị trí của các hành tinh và cung hoàng đạo theo mô tả của nhà tiên tri người Pháp phù hợp với biểu đồ chiêm tinh hôm 15/4. Nostradamus nhắc tới Pháp cũng được cho là cách ông đang ám chỉ thảm họa xảy đến với nước Pháp khi “quỷ dữ” trở lại.

Không chỉ vậy, Adams còn chỉ ra từ “cảm xúc” trong dòng tweet của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron chia sẻ khi nhà thờ Đức Bà Paris đang đối mặt với lửa dữ cùng được dùng tương tự như từ “cảm xúc” trong câu thơ thứ 4 của đoạn thơ trên và tên của nhà lãnh đạo Pháp Emmanuel khi được dịch sang tiếng Do Thái mang nghĩa là “Chúa của chúng ta”, tương đương với từ “Chúa” xuất hiện ở dòng thứ thơ thứ 2.

Giáo hoàng Alexander III đã đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng nhà thờ Đức Bà Paris vào năm 1163 và công trình này được hoàn thành vào thế kỷ 13. Ngày nay, với các tòa tháp, ngọn tháp, trụ đá bay và kính màu, nhà thờ Đức Bà được coi là một kỳ công về kiến trúc cũng như biểu tượng tôn giáo và văn hóa của nước Pháp.

Nhà thờ Đức Bà Paris còn được biết đến với cái tên “forêt” trong tiếng Pháp (nghĩa là “Rừng”) cho thấy khối lượng gỗ dùng để xây dựng nhà thờ nhiều như thế nào. Theo trang web chính thức của nhà thờ Đức Bà Paris, toàn bộ khung của nhà thờ hơn 850 tuổi đều được làm từ gỗ và có tổng cộng 52 cột gỗ.

Phần mái của nhà thờ Đức Bà nặng tới 200 tấn được đỡ bởi hệ thống kèo gỗ rất phức tạp. Hệ thống này được tạo bởi nhiều loại gỗ khác nhau, nhưng chủ yếu là gỗ sồi - loại vật liệu rất dễ bắt lửa. Ước tính có hơn 1.300 cây sồi đã bị đốn hạ để làm phần khung đỡ cho mái nhà dài hơn 100 m. Số gỗ khổng lồ này đủ để lấp đầy 21 ha của đảo Île de la Cité, nơi nhà thờ được xây dựng. Cũng chính vì vậy mà khi ngọn lửa bùng lên, nhà thờ đã “biến thành một hộp diêm khổng lồ”.

Thiên Ngân

Nguồn SaoStar: https://saostar.vn/the-gioi/vu-chay-nha-tho-duc-ba-paris-duoc-tien-tri-tu-truoc-4983373.html